Thuốc bảo vệ thực vật tăng giá chồng tăng giá

Hàng triệu nông dân vùng ĐBSCL gặp đang khó khi thuốc bảo vệ thực vật tiếp tục tăng chóng mặt.

Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp nhiều tỉnh tại ĐBSCL như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, giá thuốc bảo vệ thực vật đang tăng với tốc độ chóng mặt. Bên cạnh mức tăng bình quân 10-30%, cá biệt có mặt hàng tăng lên đến 50%.

giathuocbaovethucvat.jpg

Giá nhiều mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang tăng. Ảnh: LT

Điển hình là thuốc trừ cỏ, bình quân tăng 50.000đồng/sản phẩm, tương đương 50%. Cụ thể là thuốc trừ cỏ Sofit, vụ trước đại lý bán ra khoảng 220.000 đồng/chai thì vụ này bán ra khoảng 270.000 đồng/chai. Giá tăng mạnh, nhưng lại có hiện tượng cháy hàng “cục bộ”.

Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Do phải chấp hành sản xuất theo quy định phòng chống dịch COVID-19 nên nhiều nhà máy, công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải hạ công suất làm việc xuống còn 50-60%. Và hệ lụy của vấn đề là tạo ra hạn khan hiếm thuốc bảo vệ thực vật.

giathuocbaovethucvat-01.jpg

Cùng với phân bón, xăng dầu, giá thuốc bảo vệ thực vật tăng sẽ đe dọa lợi nhuận của nhà nông. Ảnh: LT

Điều này còn gia tăng nguy cơ buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc.

Thực tế tại An Giang cho thấy, những ngày gần đây lực lượng chống buôn lậu tỉnh này liên tục bắt giữ nhiều vụ bày bán thuốc bảo vệ thực vật mang nhãn mác nước ngoài, nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ với số lượng lớn. Thậm chí, có trường hợp bán thuốc bảo vệ thực vật “nội địa” nhưng đã hết hạn sử dụng từ nhiều tháng trước.

Điển hình là ngày 25.10, khi kiểm tra cửa hàng vật tư nông nghiệp “Bảy Phận” tại ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, Tổ liên ngành chống buôn lậu của tỉnh An Giang phát hiện 11.580 chai, gói thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ...

giathuocbaovethucvat-02.jpg

Lực lượng chống lậu tỉnh An Giang kiểm tra và phát hiện trên 11 ngàn đơn vị thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Bảy Phận (Mỹ Đức - Châu Phú) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: CA An Giang

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng không cung cấp được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.  Điều này sẽ làm gia tăng khả năng “tiền mất tật mang” cho nhà nông, nhất là người trồng lúa.

Đáng lo hơn việc tăng này được xem như cơn bão chồng bão đe dọa nghiêm trọng lợi nhuận của nhà nông. Bởi trước đó, nhiều mặt hàng đầu vật tư nông nghiệp, như: phân bón, xăng dầu... đều tăng với tốc độ chóng mặt. Trong khi đó, đầu ra của nhiều sản phẩm nông nghiệp gần như không tăng, thậm chí là lúa, mặt hàng chủ lực chỉ tăng giá một cách “nhỏ giọt”.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...