Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (SPC) sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả cao.

Nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng đa dạng và có tính chuyên sâu cao, đặc biệt là với nhóm thuốc trừ cỏ. Nắm bắt được yêu cầu trên và trước tình hình các sản phẩm thuốc trừ cỏ không chọn lọc mang tính độc hại cao bị cấm sử dụng trong thời gian gần đây như Glyphosate, 2.4D, Paraquat…, các nhà khoa học luôn tìm kiếm phối chế, tạo ra sản phẩm trừ cỏ mới hi vọng có thể thay thế các thuốc bị cấm nhằm giúp nông dân có điều kiện để quản lý cỏ dại cho ruộng vườn.  

Trong mục Bác sĩ cây trồng kỳ này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả và bà con nông dân thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC. Đây là sản phẩm của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (SPC) sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục (2019 - 2021) ở nhiều vùng miền, trên nhiều loại cây trồng khác nhau và kết quả thu được đều đạt các yêu cầu mong muốn như: Diệt nhiều loai cỏ, tiện dụng, an toàn cho người và môi trường. Thuốc có các đặc điểm kỹ thuật nổi bật như sau:

- Thuốc dạng huyền phù chứa 02 hoạt chất trừ cỏ tương hỗ nhau, có tác động không chọn lọc, diệt trừ nhiều loại cỏ ở mọi giai đoạn tăng trưởng từ giai đoạn hạt, cây con đến trưởng thành. Do thuốc có tác động tiếp xúc và lưu dẫn mạnh nên Diusinate 268SC diệt cỏ chết nhanh, chết triệt để, đặc biệt với cỏ có bộ lá đang phát triển mạnh và rễ ăn sâu.

anh-chup-man-hinh-2022-01-22-luc-155948-1609_20220122_549-160905.jpeg

- Diusinate 268SC với 02 chất tác động là Glufosinate Ammonium và Diuron ngoài việc trừ cỏ cho vườn cao su, trên thực tế, có thể sử dụng trừ cỏ cho đất khai hoang, cỏ bờ ruộng, vườn cà phê, cây ăn trái, cây có múi, nhãn, xoài, điều, cao su, mía, khoai mì…

Liều sử dụng từ 3,5 - 4 lít thuốc/ha pha với 500 lít nước, tức pha 120 - 130 ml thuốc/bình 16 lít nước hoặc pha 180 - 200 ml thuốc/bình 25 lít nước.


MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Lắc chai thuốc trước khi pha, pha xong cần khuấy đều nước thuốc trong bình phun.

Thời điểm phun: Đối với cây lâu năm (cây ăn trái, cây công nghiệp..): Chỉ phun khi cây đã 3 - 4 năm tuổi, có đoạn thân vỏ đã hóa gỗ cao hơn mặt đất 0,5 m. Đối với cây trồng hằng năm như mía, khoai mì… thì chỉ phun khi mía đã có lóng, khoai mì có đoạn thân đã bỏ lá chân cao khoảng 30cm.

Dùng phễu chụp phun định hướng, phun sát lá cỏ, tránh để thuốc bay tạt vào lá và thân non của cây trồng.

Pha thuốc với nước trong, điều chỉnh phun sương mịn và phun ướt đều thân và lá cỏ.

Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất (có ghi trên nhãn bao bì) và những điều lưu ý trên đây khi áp dụng vào thực tế sản xuất, chắc chắn quý bà con sẽ hài lòng với sản phẩm trừ cỏ không chọn lọc Diusinate 268 SC.

 

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...