Thủy sản ĐBSCL thích ứng với xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu

Cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

Các tỉnh ven biển chịu tác động nghiêm trọng
Vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy sản. Với những lợi thế về mặt tự nhiên, ĐBSCL có tiềm năng rất lớn phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS khoảng trên 1,3 triệu ha, trong đó nuôi mặn, lợ khoảng 886 nghìn ha (chiếm 89% so với diện tích tiềm năng nuôi mặn lợ của toàn quốc), nuôi ngọt khoảng 480 nghìn ha (chiếm 52% so với diện tích tiềm năng nuôi ngọt của toàn quốc).

nuoi-tom-082812_568.jpg

Trong năm 2020, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tai một số tỉnh trong vùng ĐBSCL đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Ảnh: TL.

Tổng sản lượng NTTS của ĐBSCL chiếm trên 70% so với cả nước, nhiều mô hình nuôi công nghệ cao đã triển khai và thu được những kết quả khả quan, đóng góp quan trọng trong phát triển KT-XH của vùng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với các tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tượng nước biển dâng, các đợt nắng nóng, mưa lớn trên diện rộng, dông mạnh kèm theo lốc xoáy, sét, khan hiếm nguồn nước ngọt... xảy ra bất thường và rộng khắp ở các tỉnh/thành phố trong vùng.

Cùng với đó là hiện tượng triều cường gây tình trạng ngập lụt, sạt lở bờ sông... Thời tiết hiện đang diễn ra trái quy luật, thất thường và hầu như không dự đoán được theo kinh nghiệm truyền thống. Nắng kéo dài, gay gắt hơn, mưa nhiều, mưa lớn hơn, nước mặn cũng ngày càng xâm nhập sâu hơn, bão lũ xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn.

Nước biển dâng làm thay đổi môi trường sống nhiều loài sinh vật biển và ven biển. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng diễn ra sâu rộng và thời gian kéo dài hơn, đặc biệt là các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Theo số liệu của Tổng cục Thuỷ lợi và Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn (XNM) tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua (xâm nhập sâu tới 70 km tính từ cửa sông, thậm chí có nơi lên đến 85 km). Giữa tháng 12/2019, XMN vào sâu trong đất liền 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Đến tháng 3/2020, ranh mặn 4g/l xâm nhập sâu vào đất liền 55-110km, cao hơn từ 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử.

Trong năm 2020, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại một số tỉnh, thành phố trong vùng đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt là nuôi tôm.

Cụ thể, tỉnh Cà Mau thiệt hại được ghi nhận 2.161ha, trong đó tôm sú 2,138.75ha, tôm thẻ chân trắng 17.06ha, nghêu 1ha và cá 4.5ha. Ước tính tổng thiệt hại là 61.790.000.000 đồng.

Tỉnh Bạc Liêu tổng diện tích thiệt hại là 6.203ha, trong đó 4.455ha từ 30 - 70% và 1.748ha mức độ thiệt hại trên 70%. Tỉnh Kiên Giang có 6.949,6ha nuôi tôm bị thiệt hại. Tỉnh Bến Tre có diện tích bị ảnh hưởng 1.890 ha, trong đó tôm càng xanh nuôi xen, quảng canh 1.476 ha; cá tra thâm canh 134 ha; cá tra, trê, mè... nuôi xen, quảng canh là 280 ha.

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong vùng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 ước khoảng 17.203 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn mặn diễn ra gay gắt, các yếu tố môi trường trong ao nuôi biến động đột ngột, ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng đề kháng của tôm.

Một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

Trước thực trạng trên, cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn như sau:

nuoi-tom-083041_918.jpg

Cần nghiên cứu, thử nghiệm, lai tạo ra các giống thủy sản thích ứng với BĐKH, XNM, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng ĐBSCL. Ảnh: TL.

Cơ chế chính sách: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH. Lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư liên quan với BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương hằng năm và định hướng phát triển lâu dài cho vùng ĐBSCL;

Từng bước xây dựng và hoàn thiện các vùng nuôi tập trung, đầu tư hệ thống kênh cấp, thoát nước tạo động lực phát triển thủy sản. Nạo vét các kênh có sẵn, đào mới, bổ sung các cống tùy theo đặc điểm từng vùng nuôi theo quy hoạch.

Nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất dặc biệt đầu tư xây dựng các đập và vành đai ngăn mặn, ngăn ngập lụt, điều tiết nguồn nước cấp cho các vùng nuôi tập trung.

Tổ chức sản xuất: Xây dựng các quy chế điều hành sản xuất chung cho các vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm - lúa (lịch thả giống, cấp, thoát nước ...) có nguy cơ bị tác động bởi xâm nhập mặn... đảm bảo giảm thiểu xung đột, mâu thuẫn giữa các hộ trong vùng làm giảm tính ổn định trong sản xuất.

Xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất tôm thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với từng vùng sinh thái; đồng thời tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu để tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rộng rãi cho người nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh khuyến cáo chỉ nuôi 01vụ/năm, mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh thả 2 vụ/năm. Thời gian và mật độ thả giống nên chọn theo lịch thời vụ, khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước.

Khu vực nuôi nhuyễn thể ven biển cần rà soát, đánh giá lại tình trạng xói lở khu vực ven biển để tổ chức nuôi, giảm thiểu các rủi ro do tác động của BĐKH có thể gây ra.

Nghiên cứu, thử nghiệm, lai tạo ra các giống thủy sản thích ứng với BĐKH, XNM, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng. Những vùng nuôi thủy sản chịu tác động của BĐKH, XNM đẩy mạnh công nghệ nuôi kết hợp sản xen canh với sản xuất nông nghiệp nhằm cải thiện môi trường nuôi.

Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sản xuất giống các đối tượng nuôi chủ lực, các đối tượng nuôi theo hướng tăng trưởng nhanh, sạch bệnh và chịu được mặn

 

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.