Tôm hùm giảm giá hơn 1 triệu đồng/kg vẫn khó bán
Giá tôm hùm ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã giảm hơn 1 triệu đồng/kg mà vẫn khó bán. Trong khi đó, giá thức ăn cho tôm đã tăng gấp 3 lần khiến người nuôi tôm có nguy cơ thua lỗ nặng.
Tôm hùm giảm giá sốc
Tôm hùm là món ăn xa xỉ dành cho giới nhà giàu. Tuy nhiên, hiện nay, giá loại hải sản cao cấp này đang chạm đáy, không còn đắt đỏ như trước.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, giá tôm hùm ở thủ phủ tôm hùm Vạn Ninh, Khánh Hòa liên tục giảm và chưa có dấu hiệu chững lại
Cụ thể, tôm hùm loại 3 (550-700g) trước đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 có giá hơn 2,3 triệu đồng/kg, sau đó rớt dần xuống 1,6 triệu đồng/kg và hiện chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/kg. Tôm hùm loại 2 (700-1.000g) hiện có giá khoảng 1,6 triệu đồng/kg. Còn tôm hùm loại 1 (hơn 1kg) có giá hơn 2,1 triệu đồng/kg.
Như vậy, giá tôm hùm hiện nay đã giảm hơn 1 triệu đồng/kg so với cách đây 3 tháng. Dù đã giảm giá sốc nhưng tôm hùm hiện vẫn khó bán.
Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá mạnh
Những người nuôi tôm ở Vạn Ninh cho biết, thời điểm này được xem là vụ chính của nghề nuôi tôm hùm. Các năm trước, tôm hùm chỉ cần đủ size là có thể xuất bán và đều được thu mua hết, giá dao động từ 1,9-2,5 triệu đồng.
Theo tìm hiểu, giá tôm hùm giảm mạnh một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc vận chuyển tôm để xuất sang Trung Quốc đang gặp trở ngại vì cần nhiều loại thủ tục để lưu thông bằng phương tiện đường bộ.
Trước đây, tôm hùm được vận chuyển bằng xe ô tô xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc với chi phí vận chuyển khoảng hơn 20.000 đồng/kg. Nhưng giờ tôm hùm được chở bằng máy bay sang Trung Quốc nên chi phí vận chuyển tăng lên 300.000 đồng/kg. Vì vậy, các lái thu mua tôm tại các lồng bè phải giảm giá thu mua tôm để bù vào chi phí vận chuyển bằng hàng không.
Ngoài ra, thời điểm này, thị trường nhập khẩu tôm hùm lớn của nước ta là Trung Quốc cũng bùng phát dịch Covid-19 trở lại, gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ tôm hùm. Số lượng tôm hùm được xuất đi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc rất hạn chế.
Tôm hùm tồn đọng, rớt giá còn vì thị trường trong nước đang gặp khó. Một số thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM... đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Do đó, các thương lái không dám gom hàng.
Thời gian này các năm trước là cao điểm mùa du lịch, khách đến Khánh Hòa nghỉ dưỡng rất đông, nhu cầu về thực phẩm rất lớn. Do đó, tôm hùm được tiêu thụ rất mạnh. Nhưng năm nay, du lịch đóng băng nên tôm hùm ở địa phương không tiêu thụ được.
Hiện thị trường trong nước gần như đóng băng, còn xuất khẩu chỉ cầm chừng khiến người nuôi hùm ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đang rất lo lắng.
Người nuôi tôm lao đao
Trong khi tôm hùm thương phẩm giảm giá mạnh, không có đầu ra thì giá thực phẩm (mồi) nuôi tôm lại tăng mỗi ngày.
Nuôi tôm hùm lồng bè trên vịnh Vân Phong (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
Trước khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, giá mồi (các loại cua, hàu, sò, ốc...) chỉ từ vài nghìn đồng đến dưới 30.000 đồng/kg. Nhưng từ khi địa phương thực hiện giãn cách xã hội, người dân không được ra khỏi nhà, đi đánh bắt cá, việc đi giao mồi cũng hạn chế nên giá mồi đã tăng 2-3 lần.
Đơn cử, trước đây, giá cua chỉ khoảng 20.000/kg thì nay đã lên hơn 60.000 đồng/kg. Ốc, cá cũng tăng từ 7.000-8.000/kg lên hơn 20.000 đồng/kg. Nguồn cung cấp mồi hiện khá khan hiếm. Nhiều người lo ngại, nếu dịch bệnh Covid-19 và thời gian giãn cách kéo dài, giá mồi cho tôm hùm có thể tiếp tục tăng.
Giá tôm hùm xuống thấp, trong khi thức ăn cho tôm lại tăng cao khiến hàng trăm hộ nuôi tôm hùm ở Vạn Ninh như ngồi trên đống lửa. Nhiều người vay vốn ngân hàng để nuôi tôm, giờ giá xuống thấp nên họ đang đứng trước nguy cơ lỗ nặng.
Theo các hộ nuôi tôm ở huyện Vạn Ninh, năm ngoái, do dịch bệnh kéo dài nên họ không dám tăng diện tích nuôi tôm như mọi năm. Nhưng giờ giá tôm lại giảm mạnh, ế ẩm, trong khi giá thức ăn cho tôm cao khiến nhiều hộ nuôi tôm khó lòng duy trì, buộc phải bán tháo.
Nhiều người lo ngại, do việc tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều gặp khó, phí vận chuyển tăng cao nên các hộ nuôi tôm dễ bị thương lái ép giá. Thực tế, hiện các thương lái chỉ mua nhỏ giọt, mà lượng tôm hùm thương phẩm còn rất lớn.
Zing dẫn nguồn tin từ Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho hay, hiện địa phương có khoảng 34.800 lồng đang nuôi tôm hùm. Trong đó, có khoảng 6.000 lồng nuôi tôm hùm tới thời điểm xuất bán, sản lượng đạt khoảng 210 tấn.
Nhiều người nuôi tôm cho biết, với giá tôm và giá mồi như hiện nay, họ sẽ lỗ nặng nếu tình trạng này kéo dài.
Nguồn: Theo Vietnamnet.vn
Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí
Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.
Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng
Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.
Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông
Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền
Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…
Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ
Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.
'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm
Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi
Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.
Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa
Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.
Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp
Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực
Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.
Bình luận