Trồng rau sạch bằng màng phủ passlite

Mô hình trồng rau an toàn sử dụng màng phủ passlite (màng phủ không dệt) thay thế nilon đã bước đầu mang lại hiệu quả cho nhiều vùng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

637507082536012481-rau-van-con.jpg

Nông dân xã Vân Côn, huyện Hoài Đức sử dụng màng phủ passlite trồng rau ăn lá.

Nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã hỗ trợ nông dân ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong sản xuất rau an toàn. Đặc biệt là triển khai thử nghiệm 35 mô hình sử dụng màng phủ passlite trên cây rau ăn lá tại các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ... Kết quả, mô hình sử dụng màng passlite cho hiệu quả vượt trội so với các phương pháp canh tác rau an toàn khác. Ông Hoàng Văn Khảm - xã viên Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) chia sẻ, áp dụng màng phủ passlite, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1 lần (khi rau lên được 2 lá). Sau đó, phủ màng passlite lại cho đến lúc thu hoạch mà không phải dỡ ra để tưới như màng phủ nilon.
Đáng chú ý, khi áp dụng màng phủ passlite, cây trồng đạt năng suất, chất lượng cao hơn so với phương pháp truyền thống. Hơn nữa, nếu bảo quản tốt, màng phủ passlite có thể quay vòng khoảng 16 - 18 lứa rau mới phải thay thế. Ngoài hiệu quả về năng suất, chất lượng rau an toàn, ở góc độ môi trường, sử dụng loại màng phủ passlite giúp hạn chế tối đa hiện tượng hiệu ứng nhà kính so với dùng màng nilon. 

Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều nông dân, bộ khung lõi thép bọc nhựa (nhập khẩu từ Nhật Bản) và vải không dệt passlite có giá khá cao. Do đó, bà con kiến nghị Sở NN&PTNT tiếp tục có chính sách hỗ trợ để phương pháp này được áp dụng đại trà. Bởi, nếu áp dụng được passlite vào sản xuất rau an toàn gần như cơ bản sẽ quản lý, hạn chế được vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, từ những lợi ích, hiệu quả sau thử nghiệm ở nhiều huyện, thời gian tới, Chi cục tiếp tục tuyên truyền, vận động, khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng màng phủ passlite trong sản xuất rau an toàn nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hướng tới nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

Bình luận

Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý

Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.

Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr

Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.

Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử

Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.

Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC

Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.

'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP

Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.

Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao

Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.

Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó

Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.

Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL

Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.

Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng

Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...