Ưu tiên và hỗ trợ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã gây ra nhiều hệ lụy trong sản xuất cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường
Theo các chuyên gia, để phát triển nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần tăng cường sử dụng thuốc BVTV sinh học dần thay thế thuốc BVTV hóa học.
Ứng dụng thuốc BVTV sinh học còn hạn chế
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cho biết, trong năm 2020, lượng thuốc BVTV thành phẩm được sử dụng trong cả nước là 51.910 tấn, trung bình 3,81kg/ha gieo trồng.
Theo số liệu công bố của FAO (2018) đối với 160 quốc gia có sử dụng thuốc BVTV thì Việt Nam đứng thứ 80.
Theo ông Trung, việc giảm lượng thuốc BVTV sử dụng trong những năm gần đây cho thấy công tác tập huấn, tuyên truyền việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả của các địa phương đã được chú trọng hơn, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như "1 phải, 5 giảm", "3 giảm, 3 tăng" và các biện pháp sinh học khác trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Nông dân phun thuốc trừ sâu chăm sóc vườn phật thủ ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, (Hà Nội). Ảnh: H.Đ
Ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng, cơ quan quản lý phải siết chặt quản lý an toàn thực phẩm, lành mạnh hóa thị trường nông sản với các sản phẩm có kiểm định chất lượng nhằm tạo động lực cho nông dân, doanh nghiệp trong việc sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản chất lượng cao, từ đó khuyến khích sử dụng thuốc BVTV sinh học thay thế các hóa chất độc hại.
Đối với thuốc BVTV sinh học, Cục trưởng Cục BVTV khẳng định: Năm 2020, lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng trong cả nước là 9.039 tấn (chiếm 17,41% tổng lượng thuốc BVTV sử dụng), trung bình là 0,66kg/ha gieo trồng.
Tại các tỉnh ĐBSCL, lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng là 3.933 tấn (chiếm 43,51% tổng lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng tại các tỉnh trên cả nước và 13,79% tổng lượng thuốc BVTV sử dụng tại các tỉnh ĐBSCL), lượng sử dụng trung bình là 0,86kg/ha gieo trồng.
Trong đó, Tiền Giang là địa phương sử dụng thuốc BVTV sinh học nhiều nhất các tỉnh ĐBSCL và nhiều nhất cả nước với 6,33kg/ha gieo trồng.
Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp Trần Thanh Tâm cho hay: Với tổng diện tích gieo trồng lúa, rau màu, cây lâu năm... khoảng trên 582.000ha, trong năm 2020, ước tổng lượng thuốc BVTV sử dụng là 8.974 tấn (giảm 5% so với năm 2016).
Trong đó lượng thuốc BVTV hóa học được sử dụng chiếm khoảng 95%, thuốc BVTV sinh học khoảng 5%.
Thời gian qua, Đồng Tháp đã có một số mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm giúp nông dân giảm lượng phân bón, thuốc BVTV, giảm giá thành sản xuất, gia tăng hiệu quả kinh tế như mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông; mô hình canh tác theo tiêu chuẩn SRP tại HTX Thuận Tiến với quy mô 189ha...
Theo nhiều chuyên gia, thương mại thuốc BVTV hàng năm ở Việt Nam khoảng 100.000 tấn, tương đương khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 3,8% là thuốc sinh học và chỉ có 0,5% thuốc BVTV sinh học được sản xuất trong nước.
Mặc dù việc nghiên cứu phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong nước đã được quan tâm từ nhiều năm qua nhưng việc ứng dụng đang còn gặp nhiều hạn chế, bất cập. Các sản phẩm thuốc BVTV sinh học chủ yếu đang ở dạng thô, hiệu lực sinh học thấp, sự đa dạng và sẵn có về chủng loại còn thiếu...
Cần giải pháp đồng bộ
Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến "Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại ĐBSCL" mới đây, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam cho biết, xu thế tất yếu của thế giới là sử dụng thuốc BVTV sinh học để phục vụ việc phát triển nông nghiệp bền vững.
Để tăng việc sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong sản xuất nông nghiệp, ông Sơn kiến nghị Nhà nước phải có chính sách cho lĩnh vực này cần phải được ưu tiên và thật cụ thể.
Thứ nhất là cần sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định, điều kiện trong việc đăng ký thuốc BVTV.
Thứ 2 là đề nghị Chính phủ và bộ ngành có liên quan giảm thuế nhập khẩu, sản xuất trong nước xuống 0% thì mới phát triển được. Thứ 3 là cần bổ sung các chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư sản xuất, hỗ trợ nông dân.
"Hiện Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước khác đều có chính sách hỗ trợ vốn, khuyến nông đối với giá thuốc BVTV sinh học" - ông Sơn cho biết, thuốc sinh học tốt nhưng hiệu quả kém nên muốn đưa vào sản xuất và đạt mục tiêu đến năm 2025 tăng số lượng thuốc BVTV sinh học đăng ký lên 30%, tăng số lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng lên 20% thì Nhà nước phải có hỗ trợ từ 30 - 40% vốn thì mới làm được.
Thứ 4, cần tăng cường phối hợp, liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu, trường, viện và doanh nghiệp trong việc đầu tư, nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa sản phẩm sinh học.
Để hướng tới mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học lên 20% và nâng diện tích sản xuất, sử dụng thuốc BVTV sinh học lên 3 - 5% vào năm 2025, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nhà nước cần đưa ra các giải pháp đồng bộ cả về nghiên cứu phát triển sản phẩm lẫn tiêu dùng.
Cụ thể, cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi hành vi của người sản xuất về vai trò, ý nghĩa trong ngắn hạn và lâu dài của việc sử dụng thuốc BVTV sinh học.
Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, phát triển các chuỗi nông sản sạch, an toàn đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Sâu đục thân hại lúa và giải pháp quản lý
Sâu đục thân là một trong những loại dịch hại nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây lúa, bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp quản lý đầu vụ.
Thuốc trừ tuyến trùng SAGOFORT 10 Gr
Sagofort 10 GR là thuốc trừ tuyến trùng tiếp xúc, dạng hạt rải, gốc lân hữu cơ, tác động ức chế tiêu diệt, vừa làm tuyến trùng bất hoạt nên hiệu lực kéo dài.
Giá nhiều loại phân bón lên mức cao nhất trong lịch sử
Một khảo sát mới đây do Công ty DTN (Mỹ), thực hiện, cho thấy giá nhiều loại phân bón đã lên mức cao nhất từ trước đến nay trên thị trường thế giới.
Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".
Thuốc trừ cỏ mới DIUSINATE 268SC
Thuốc diệt cỏ Diusinate 268SC của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn sản xuất, đã được tiến hành phun thử nghiệm 3 năm liên tục cho hiệu quả trừ cỏ cao.
'Cánh đồng mơ ước' theo quy trình GlobalGAP
Kết hợp hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học canh tác lúa theo quy trình GlobalGAP và chuẩn SRP đang được nhiều địa phương ĐBSCL áp dụng.
Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao
Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, dù chưa đến mức bỏ hoang ruộng đồng, nhưng hầu hết các hộ nông dân đã phải “tằn tiện” mua phân bón một cách bất đắc dĩ.
Giá phân bón chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nông nghiệp gặp khó
Giá phân bón liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang khiến cho hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khốn đốn khi đứng trước nguy cơ phải bù lỗ cho sản xuất.
Bón phân Đầu Trâu cho cây bắp Mỹ ở ĐBSCL
Bắp Mỹ (ngô ngọt) là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng quanh năm, nhất là ở ĐBSCL.
Giá phân bón tăng giữa lúc cao điểm chăm sóc, người trồng vải Bắc Giang lo lắng
Giá phân bón đang tăng đột biến khiến khó khăn càng thêm chồng chất với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Thay đổi phương thức canh tác, giảm dần phân bón vô cơ là giải pháp đang được nhiều nông dân tính đến...
Bình luận