Vân Đồn: Chấn chỉnh hoạt động chế biến hàu

Năm 2021, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh các cơ sở chế biến hàu không đủ điều kiện an toàn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và điều kiện xuất khẩu.

1921386_giam_sat_attp_hau_thai_binh_duong_3_17104208.jpg

Hàu Thái Bình Dương ở Vân Đồn chủ yếu được nuôi thả theo hình thức tự nhiên. Ảnh: Hoàng Nga

Nhờ những điều kiện tự nhiên phù hợp, vùng biển và bãi triều của Vân Đồn là môi trường lý tưởng để phát triển nghề nuôi hàu, đặc biệt là hàu Thái Bình Dương. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và điều kiện xuất khẩu hàu, năm 2021, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 1629/KH-UBND giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn huyện Vân Đồn năm 2021. Theo đó, huyện bố trí 900 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương để tiến hành giám sát ATTP đối với ngao hai cùi và hàu Thái Bình Dương thương phẩm dạng sống nguyên con, nguyên vỏ tại các vùng nuôi, vùng thu hoạch.

Ông Hà Văn Ninh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn, cho biết: Trên địa bàn hiện có 4 doanh nghiệp, 3 HTX và 38 cơ sở quy mô hộ gia đình làm về chế biến hàu. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế trước đây cho thấy, hầu hết các cơ sở còn nằm trong khu dân cư, có kết cấu nhà xưởng chưa phù hợp, gây khó cho công tác vệ sinh. Tại các cơ sở hộ gia đình là nơi chế biến ban đầu, trang thiết bị sản xuất còn thô sơ, chưa đúng quy chuẩn vệ sinh ATTP... Để khắc phục, từ đầu năm 2021, Phòng đã phối hợp chặt chẽ với Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) định kỳ kiểm tra toàn bộ các cơ sở sơ chế, chế biến hàu trên địa bàn; rà soát lại toàn bộ các khâu từ nuôi trồng cho tới khi thành thành phẩm để hoàn thiện, bổ sung các chỉ tiêu chưa đạt.

1921387_images1488752_f66d78a00096f2c8ab87_17104408.jpg

Công nhân Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (huyện Vân Đồn) sơ chế hàu sau thu hoạch.

Các biện pháp chấn chỉnh đã được Vân Đồn chỉ đạo triển khai mạnh mẽ. Trong đó, huyện đã yêu cầu các cơ sở khẩn trương thực hiện cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà xưởng; cam kết thu gom, xử lý chất thải, nước thải hằng ngày để tập kết, xử lý đúng quy định; nghiêm cấm các hành vi đổ trộm chất thải vỏ hàu không đúng nơi quy định. Đặc biệt là siết chặt việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, vật tư đầu vào trong quá trình sơ chế, chế biến để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Quán triệt tới từng người lao động nắm chắc quy định, nghiêm túc thực hành các quy trình đảm bảo vệ sinh ATTP... Đến nay, nhìn chung toàn bộ các cơ sở đều đã cơ bản đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định, như nâng cấp sàn nhà xưởng, có hệ thống xử lý nước thải (bể lắng, ống lọc) trước khi thải ra hệ thống chung của khu vực và đưa về môi trường tự nhiên; tách biệt khu sơ chế, đóng gói, bảo quản...

Thực hiện chỉ đạo của huyện, các xã, thị trấn và các cơ sở thu mua, chế biến hàu nhìn chung chấp hành nghiêm túc, đầy đủ những quy định về điều kiện bảo đảm ATTP. Nhất là trong việc phối hợp cung cấp mẫu, đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu giám sát theo yêu cầu của cơ quan giám sát, giúp cho hoạt động giám sát ATTP được tiến hành thường xuyên, thực chất. Đến nay, sản phẩm hàu của Vân Đồn tiếp tục đảm bảo các tiêu chí xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan... Các lô hàng xuất khẩu đều được cấp giấy chứng thư trên cơ sở kết quả kiểm soát điều kiện đảm bảo ATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất và lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng sản phẩm tại cơ sở chế biến thủy sản.

Việc tăng cường chấn chỉnh các cơ sở chế biến hàu đã góp phần quan trọng để đảm bảo các tiêu chí về ATTP, là yếu tố hàng đầu tiên quyết định sự tồn tại của sản phẩm khi ra thị trường.

Hàu sữa được đưa về vùng biển Vân Đồn nuôi lần đầu tiên năm vào 2007 tại khu vực đảo Cống Tây rồi chuyển sang khu vịnh kín ở Cống Nứa (xã Bản Sen). Môi trường nước khu vực này tĩnh, trong lành và giàu dinh dưỡng, khiến hàu sữa - vật thể nuôi ngoại lai thích nghi, phát triển rất tốt, lớn nhanh, ruột to, béo, ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao vượt ngưỡng, đã đem lại giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người nuôi.
Tham quan Vân Đồn, người dân, du khách có thể tới trải nghiệm các khu nuôi trồng trên biển để hiểu rõ hơn về loại thủy sản được coi là thương hiệu của Vân Đồn này. Người dân, du khách cũng có thể dễ dàng tìm mua hàu sữa về làm quà cho người thân, bạn bè, tại các chợ hải sản đầu mối Vân Đồn, Hạ Long hay các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán thủy sản sạch của Quảng Ninh. Giá các sản phẩm hàu tươi nguyên con dao động từ 15.000-40.000 đồng/kg, sản phẩm hàu chế biến có giá từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng, tùy loại.

 

 

Nguồn: Theo báo Quảng Ninh

Bình luận

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc không lo nắng nóng, giảm chi phí

Trong khi các vùng nuôi tôm ao đất phải 'treo ao' vì nắng nóng và chi phí tăng cao thì nuôi tôm công nghệ Semi biofloc vẫn diễn ra bình thường với giá thành thấp.

Những bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, gây stress cho thủy sản nuôi, nếu thủy sản nuôi mang mầm bệnh trong cơ thể sẽ phát ra thành bệnh gây chậm lớn hoặc chết.

Làm giàu từ nuôi cá chẽm ven sông

Hàng trăm hộ dân xã Quảng Minh, Quảng Lộc thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình vươn lên khá giả nhờ vào nghề nuôi cá chẽm trong lồng ven sông Gianh.

Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến, quanh năm rủng rỉnh tiền

Nuôi xen tôm - cua - cá đầu tư rất thấp, chắc ăn, lại không có mùa vụ, người nuôi thu hoạch theo kiểu đánh tỉa thả bù, ngày nào cũng có tiền rủng rỉnh…

Trà Vinh: Khuyến cáo người dân tạm ngưng thả tôm nước lợ

Ngành NN-PTNT Trà Vinh đang tuyên truyền người dân tạm ngưng thả giống tôm sú, tôm thẻ, tập trung cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi 2022 – 2023.

'Bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp giảm nỗi lo bệnh hoại tử gan trên tôm

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Lê Anh Xuân, 'bác sĩ tôm Bạc Liêu' giúp các hộ nuôi giảm bớt nỗi lo về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

Khấm khá từ nuôi cá lồng đặc sản trong núi

Giá cá đặc sản từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/kg giúp nhiều hộ nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang có thu nhập ổn định và cuộc sống khấm khá.

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Giải pháp phát triển nuôi biển công nghiệp

Để chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản từ truyền thống sang công nghiệp, ngành thủy sản cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hải Phòng: Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi nuôi tôm càng xanh toàn đực

Sau khi thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao, ngành nông nghiệp Hải Phòng đang có kế hoạch nhân rộng các mô hình nuôi tôm càng xanh trên địa bàn.