Bộ Công Thương chỉ thị khẩn bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường

Chiều tối 12-5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị khẩn số 07/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường

Theo đó, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

sieuthi.jpg

Bộ Công Thương yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Chỉ thị yêu cầu Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát giá cả các mặt hàng thiết yếu; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng. Từ đó, chủ động các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Vụ Thị trường trong nước cũng cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý. Sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt, tính toán, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý. Đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai việc dự trữ hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch Covid-19. Tháo gỡ các khó khăn trong lưu thông hàng hóa; hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại các địa phương có dịch bệnh bùng phát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh...

Tổng cục Quản lý thị trường triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử. Chú trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19… 

Cục Điều tiết điện lực xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Xuất, nhập khẩu, các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cập nhật kịp thời tình hình, đề xuất các biện pháp để duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện là đầu vào để đảm bảo ổn định sản xuất trong nước…

Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công Thương yêu cầu chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật. Có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và cho các khu vực phải thực hiện cách ly. Đồng thời, có phương án về phối hợp hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết; phối hợp với các sở, ngành theo dõi sát tình hình sản xuất, đánh giá năng lực cung ứng, chủ động có phương án bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn...
 
 
 
 
 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/999151/bo-cong-thuong-chi-thi-khan-bao-dam-can-doi-cung-cau-binh-on-thi-truong

Bình luận

Giá ớt tăng cao, nông dân lãi lớn

Mặc dù thời tiết bất lợi, giá phân bón tăng cao, nhưng nhờ được mùa và giá ớt tăng cao nên người trồng ớt tại Quảng Ngãi vẫn thắng lớn.

Người nuôi tôm hùm 'nín thở' chờ giá

Hiện nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Câu (Phú Yên) đang hồi hợp chờ giá tôm hùm nhích lên để xuất bán vào dịp vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Giá tiêu ngày 11/5: Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn

Giá tiêu hôm nay 11/5 trong khoảng 75.500 - 78.500 đồng/kg. Lực tăng của giá tiêu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc mua trở lại, và lượng bán khống của doanh nghiệp FDI.

Giá heo hơi ngày11/5: Tăng 1.000 - 3.000 đ/kg

Giá heo hơi hôm nay 11/5/2022 tại thị trường 3 miền tăng 1.000 - 3.000 đ/kg ở vài nơi. Hiện thị trường heo hơi ba miền giao dịch quanh mức 54.000 - 60.000 đ/kg.

Giá cà phê ngày 11/5: Trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg

Đồng USD mạnh, tồn kho đạt chuẩn trên sàn Lodon tăng, lo ngại rủi ro với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở Mỹ... là những nguyên nhân kéo tụt giá cà phê về ngưỡng nguy hiểm.

Giá lúa gạo ngày 10/5: Gạo trong nước tăng 150 đồng/kg, giá xuất khẩu tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sự biến động trái chiều khi giá lúa ổn định, giá gạo tăng từ 100 – 150 đồng/kg.

Giá tiêu ngày 10/5: Giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ

Giá tiêu hôm nay 10/5 trong khoảng 75.500 - 79.000 đồng/kg. Tuần trước (2/5 - 6/5) thị trường cho thấy xu hướng khá tích cực, giá tiêu đen Ấn Độ ghi nhận mức tăng cao nhất.

Giá heo hơi ngày 10/5: Miền Nam giảm nhẹ vài nơi

Giá heo hơi hôm nay 10/5/2022 tại thị trường 3 miền chủ yếu đi ngang, chỉ giảm nhẹ ở một vài nơi tại miền Nam. Hiện đang giao dịch ở mức 54.000 - 60.000 đ/kg.

Giá cà phê ngày 10/5: Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu

Giá cà phê hôm nay 10/5 trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%, thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Giá rau củ ngày 9/5: Giá rau củ tăng 2.000 đồng/kg

Giá rau củ hôm nay tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ với mức tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Với mặt hàng thực phẩm, giá ổn định.