Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Thành quả ấy là cả một quá trình thay đổi về tư duy và nhận thức của người dân tộc thiểu số nơi đại ngàn của chính quyền xứ sở đất ngàn cau Sơn Tây.

4-1.jpg

Nông dân xã Sơn Liên, hyện Sơn Tây thu hoạch chuối được trồng quy mô lớn.Ảnh: B.M

Đất cằn nở hoa

Huyện vùng cao Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bao đời nay được mệnh danh là đất ngàn cau và đây cũng là loại cây chủ lực giúp đồng bào nơi đây thay đổi cuộc sống.

Tuy nhiên, ở một số thời điểm, giá cau rớt mạnh xuống dưới 2.000 đồng/kg, có thời điểm không ai thu mua nên nhiều người dân đã đốn hạ hàng trăm hecta cau chuyển sang cây keo lấy gỗ. Trớ trêu thay, giá gỗ keo nguyên liệu tuột dốc khiến người dân thêm khó khăn.

Nhận thấy việc thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế bền vững là điều cần làm ngay, thế nên UBND huyện Sơn Tây đã lập kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các chương trình khoa học công nghệ về phát triển kinh tế đối với cây ăn quả phù hợp với chất đất tại địa phương. Đồng thời, các hội đoàn thể, ban dân vận từ cấp huyện đến thôn, xóm vào cuộc động viên người dân đổi mới.

Mưa dầm thấm lâu, nhiều hộ dân trước đây “chê” chủ trương của địa phương đã mạnh dạn đăng ký nhận cây giống, hệ thống ống cấp nước, phân bón… về làm đất để trồng.

Những loại cây như chuối Đồng Nai, bưởi da xanh, ổi Soli, mắc ca… được người dân “tín nhiệm” trồng. Cứ thế, từ chỗ cả huyện nhìn đâu cũng thấy cau, keo và rừng nghèo hoang hóa thì nay được thay bằng màu xanh của những ruộng cây ăn quả giữa non cao.

Ít ai ngờ rằng, giữa vùng núi sâu hiểm trở đó, cuộc cách mạng phát triển kinh tế đã làm thay đổi nhiều thứ kể cả tư duy, nhận thức của người dân. Đưa chúng tôi đi thăm những ruộng bưởi bước vào kỳ cho quả, Chủ tịch UBND xã Sơn Long - ông Đỗ Thanh Vượt - cho biết, với quy mô gần 20ha bưởi da xanh, xã Sơn Long hứa hẹn sẽ hình thành vùng chuyên canh cây bưởi lớn nhất huyện và đang hướng đến việc đưa sản phẩm bưởi vào các siêu thị.

“Nỗ lực của chính quyền, người dân đã cho quả ngọt bước đầu. Tôi tin một ngày không xa, vùng đất nằm trên trục đường Đông Trường Sơn sẽ xanh một màu của phát triển với những rừng bưởi trĩu quả, nhưng xóm làng Ca Dong đổi khác” - ông Vượt tự tin nói.

Phía bên kia lòng hồ thủy điện Đăk Đrinh thuộc xã Sơn Liên, nơi giáp ranh với tỉnh Kon Tum, rừng cây mắc ca hơn 50ha bước vào vụ cho quả thứ 3 sau hai mùa cho quả bói.

Dù chưa tạo sự khác biệt rõ nét về nguồn thu, song với giá thành và cách chăm sóc tốt, cộng với đầu ra được bao tiêu thì đây sẽ là loại cây hứa hẹn tạo sự đột phá với những đồng bào Ca Dong đang ngày đêm chăm sóc.

Cách đó không xa, vùng đồi núi Nước Ta, xã Sơn Liên trước đây là những rẫy keo, mì giá trị thấp. Nhưng hơn hai năm qua, cả vùng đất rộng hàng chục hecta vốn dĩ là những rẫy keo, rẫy mì được thay thế bằng những “rừng” ổi Soli theo tiêu chuẩn Viet GAP luôn xanh tốt, trĩu quả. 

Khi chính quyền đồng hành cùng người dân

Những năm trước, nhắc đến huyện vùng cao Sơn Tây, nhiều người chỉ hình dung ra hình ảnh những rừng cau trĩu quả, những cung đường uốn lượn qua núi đồi trùng điệp, cùng sự nghèo khó hiện ra. Ít người biết rằng, Khu 7 anh hùng năm xưa nay đã đổi khác.

Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi - ông Nguyễn Ngọc Trân - cho hay: Biết rằng, cái nghèo, cái khổ khó mà “chia tay” với vùng đất này một sớm một chiều. Để thay đổi được tập quán của người dân trên địa bàn huyện là rất khó. Nhưng bước đầu huyện đã xây dựng được ý thức, trách nhiệm trong rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều hộ đã và đang nỗ lực vươn lên làm ăn, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả, từng bước thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Nhiều người dân trước kia bê tha rượu chè, ham chơi hơn ham làm, nhưng từ khi được chính quyền tiếp sức, bản thân dần “ngộ” ra việc uống rượu không thể thoát nghèo được nên đã tự thay đổi chính họ.

Ngày ngày, những nông dân lên rẫy đặt đường ống dẫn nước từ hố cao về tưới ổi, bón phân, tỉa cành. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy ở vùng cao Sơn Tây là cả một câu chuyện dài về việc thay đổi tập quán canh tác của đồng bào.

Theo Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Liên - Phạm Thị Trầm, ổi Soli đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch và mã QR. Hợp tác xã hướng dẫn người trồng ổi lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động, không sử dụng hóa chất hay thuốc trừ sâu, mà chỉ dùng phân vi sinh chăm bón.

“Hiện thị trường rất ưa chuộng ổi Soli. Với giá bán lẻ 30 nghìn đồng/ký ổi, mỗi héc ta người nông dân thu về không dưới 15 triệu đồng mỗi năm. Đầu ra ổn định nên hứa hẹn đây sẽ là tiền đề để Sơn Liên có vùng chuyên canh ổi đầu tiên của tỉnh” - chị Trầm chia sẻ.

Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Nguyễn Ngọc Trân bảo, với huyện vùng cao như Sơn Tây, kết quả bước đầu đó là cả một hành trình dài mà các cấp ngành ở địa phương đã cùng vào cuộc. Bản thân người dân cũng dần thay đổi đã góp phần tạo nên “cuộc sống mới”.

“Thành quả rõ nhất là kết thúc năm 2021, giá trị sản xuất toàn huyện đạt hơn 978 tỉ đồng, tăng 5,9% so với năm 2020, đạt 158,4% so với kế hoạch HĐND huyện giao. Toàn huyện có 333 hộ dân thoát nghèo, 71 hộ thoát cận nghèo.

Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng tôi tự tin sẽ biến Sơn Tây thành vùng chuyên canh cây ăn quả lớn và là bệ phóng để người dân Ca Dong thoát nghèo vươn lên làm giàu”, ông Trân tự tin.

 

 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.

Động lực mới giúp các hợp tác xã chuyển mình

Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới nâng cao, việc phát triển hợp tác xã, làm bàn đạp kinh tế cho người dân nông thôn là tiêu chí luôn được chính quyền địa phương và người dân chú trọng.