Kỷ niệm 75 năm ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam: Xây dựng tuyến đê kiểu mẫu - hành trình 5 năm

Phong trào xây dựng đê kiểu mẫu đã và đang tiếp tục xây dựng 47 Hạt Quản lý đê, 112 tuyến đê theo tiêu chí 'Hạt Quản lý đê điển hình', 'Tuyến đê kiểu mẫu'.

Ông Phạm Đức Luận -– Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều (Tổng cục Phòng chống thiên tai) đánh giá: “Đây là phong trào thi đua có tính lan tỏa cao”. Trong đó, một số địa phương tích cực thực hiện, đạt được nhiều kết quả trên thực tế như: Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình.

Mô hình mới, cách làm hay

de-kieu-mau-2203_20200828_75-102349.jpeg

Tỉnh Nam Định đã xây dựng được khoảng 20km đê kiểu mẫu. Ảnh: Mai Chiến.

Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Trong đó có trên 2.700km đê được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt, đây là các tuyến đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông và nhiều công trình hạ tầng quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, do nhiều năm trở lại đây, trên hệ thống sông Hồng chưa có lũ lớn. Vì vậy, đã xuất hiện tư tưởng chủ quan cả từ người dân đến cán bộ lãnh đạo các cấp cho rằng các hồ chứa thủy điện hiện nay đã đảm bảo an toàn cho hệ thống đê và vùng hạ du, chính quyền địa phương một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác quản lý đê điều, thậm chí còn buông lỏng quản lý, ý thức chấp hành pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai của một bộ phận dân cư còn hạn chế.

Trong bối cảnh thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã phối hợp cùng các địa phương nghiên cứu nhiều mô hình mới, cách làm hay nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Một trong số đó là thông qua mô hình Phong trào thi đua yêu nước.

Thi đua xây dựng đê kiểu mẫu
Nhận thức được những thành quả to lớn của các Phong trào thi đua yêu nước có thể mang lại, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã báo cáo Bộ NN-PTNT ban hành Quyết định số 52/QĐ-BNN-TCCB ngày 08/01/2016 về việc phát động Phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu”.

Mục đích của phong trào là nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thu hút mọi tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ đê điều, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả của hệ thống đê điều phục vụ phát triển kinh tế xã hội; phấn đấu xây dựng nhiều “Hạt quản lý đê điển hình” và nhiều “Tuyến đê kiểu mẫu”.

anh-chup-man-hinh-2021-05-11-luc-134318-1346_20210511_851-102350.jpeg

Tuyến đê hữu Hồng huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Ông Phạm Đức Luận cho biết, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ công tác quản lý: mẫu bản đồ Hệ thống đê điều (Bản đồ của Chi cục, Hạt QLĐ); xây dựng mẫu Quy chế phối hợp; mẫu sổ công tác; sổ tay Quản lý đê, xây dựng áp phích, tờ rơi, tranh cổ động, sáng tác bài hát, biên dựng câu chuyện truyền thanh về đê điều, …

Xây dựng mẫu điếm canh đê, biển báo vỡ đê, cửa khẩu, … đáp ứng yêu cầu quản lý, cảnh quan kiến trúc, kết hợp tuyên truyền cổ động và tổ chức triển khai thí điểm tại một số địa phương để từng bước nhân rộng. Tổ chức sáng tác các bài hát ca ngợi truyền thống, vẻ đẹp, khơi dậy niềm tự hào của cán bộ làm công tác quản lý đê điều, phòng chống thiên tai…

Theo đánh giá của Tổng cục Phòng chống thiên tai, các địa phương đã tích cực triển khai các nội dung phong trào như: Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Phong trào đến các tổ chức, người dân ven đê, nhất là lực lượng chuyên trách quản lý đê điều; rà soát hiện trạng, lập danh mục các tuyến đê/đoạn đê để đăng ký xây dựng “Hạt Quản lý đê điển hình”, “Tuyến đê kiểu mẫu” và triển khai thực hiện trên thực tế.

Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện duy tu, sửa chữa, chỉnh trang đê, trụ sở Hạt; phát quang, thu gom phế thải, bảo trì, chăm sóc cỏ, tre chắn sóng; tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm; bổ sung trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác; bố trí các hạng mục công trình kết hợp tuyên truyền, cổ động, bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác, … Đồng thời, tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể (Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên) và nhân dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ đê điều.

Lan tỏa phong trào
Kết quả, các địa phương đã đăng ký và triển khai xây dựng 47 Hạt Quản lý đê/tổng số 111 Hạt theo tiêu chí Hạt Quản lý đê điển hình. Đến hết năm 2020, đã có 20 Hạt Quản lý đê đạt tiêu chí “Hạt Quản lý đê điển hình” (đạt số điểm từ 80 điểm trở lên/100 điểm - đây là tiêu chí rất cao để các Hạt phấn đấu), hiện 27 Hạt Quản lý đê đang tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí.

Ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai đánh giá: Những Hạt Quản lý điển hình là những điểm sáng về công tác quản lý, là mô hình thực tế nhất để các địa phương có thể chia sẻ, học hỏi, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai nhân rộng. Trong đó các tiêu chí chủ yếu đã đạt được là: công tác quản lý được thực hiện nề nếp, bài bản; tất các vi phạm được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản, hồ sơ vi phạm đúng quy định; thực hiện tốt việc tuần tra canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ, xử lý kịp thời, hiệu quả các sự cố đê; trụ sở Hạt được cải tạo, chỉnh trang gọn gàng, ngăn nắp; trang thiết bị, tài liệu đáp ứng yêu cầu quản lý…

Bên cạnh đó, các địa phương đã đăng ký và triển khai xây dựng 112 tuyến đê, tổng chiều dài 540 km/2.726 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt. Đến nay đã có 42 tuyến đê, tổng chiều dài 235 km đã đạt tiêu chí “Tuyến đê kiểu mẫu” (đạt số điểm từ 80 điểm trở lên/100 điểm), hiện đang tiếp tục xây dựng 70 tuyến đê, tổng chiều dài 306km.

Những tuyến đê kiểu mẫu được xây dựng không chỉ đảm bảo an toàn chống lũ mà còn là những công trình văn hóa xanh, sạch, đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới và tạo thêm sự gần gũi, gắn bó của người dân với con đê quê hương ở mỗi địa phương.

Từ những kết quả trên, Bộ NN-PTNT quyết định khen thưởng đối với 17 tập thể và 25 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua để kịp thời động viên, khích lệ và biểu dương tại các Hội nghị tập huấn Quản lý đê hàng năm

Phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” đã được Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Bộ NN-PTNT đánh giá là Phong trào rất thiết thực, có điều kiện để triển khai trên thực tế, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn.

Phong trào thi đua đã được tất cả các tỉnh, thành phố có đê tổ chức thực hiện và ký kết giao ước thi đua tại Lễ phát động do Bộ tổ chức tại tỉnh Hưng Yên trong tháng 3 năm 2016.

Nhiều địa phương đã vận dụng nhiều cách làm hay, sáng tạo để nâng cao hiệu quả phong trào thi đua, huy động được nguồn lực, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân tham gia công tác bảo vệ, tu bổ đê điều trong điều kiện nguồn kinh phí thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Trần Đức Việt – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định chia sẻ: Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định đã đăng ký và được Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) phê duyệt xây dựng 17 đoạn đê theo quy chuẩn tuyến đê kiểu mẫu.

Các đoạn đê được cải tạo, nâng cấp theo quy chuẩn “tuyến đê kiểu mẫu” gồm: Phát quang, chỉnh trang mái đê, xây tường đỉnh, tường chân, tường dọc mái đê và bậc lên xuống bằng gạch. Qua đó, đảm bảo an toàn đê điều, phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão.

 

Nguồn: https://nongnghiep.vn/xay-dung-tuyen-de-kieu-mau--hanh-trinh-5-nam-d290833.html

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.