Thái Nguyên nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Với 51 dân tộc cùng sinh sống, Thái Nguyên có gần 400 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 29,87% số dân toàn tỉnh.

4_1-1620759239583.jpg

Hằng năm, Thái Nguyên tổ chức nhiều đợt khám và phát thuốc miễn phí cho người dân vùng sâu, vùng xa.

Những năm qua, tỉnh và các cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Cộng với sự nỗ lực vươn lên của người dân đã và đang làm cho diện mạo thôn xóm “thay da đổi thịt” từng ngày.

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS

Từ quốc lộ 1B, con đường bê-tông rộng rãi uốn lượn theo thế đất, ô-tô ra vào thuận lợi đã tạo điều kiện cho 110 hộ đồng bào dân tộc H’Mông, Tày, Nùng, Dao ở xóm Trung Sơn, xã Quang Sơn, huyện Ðồng Hỷ vận chuyển hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất. Cùng với đường giao thông, những năm gần đây xóm Trung Sơn được tỉnh đầu tư nhiều công trình thiết yếu như điện, công trình thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, điểm trường mầm non. Các hộ trong xóm được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, được hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất. Với sự hỗ trợ của xã, huyện, cả xóm đã chuyển từ trồng ngô sang trồng na chất lượng cao. Trưởng xóm Trung Sơn Dương Văn Sình chia sẻ: "Cùng với phát triển sản xuất, được sự kết nối của chính quyền địa phương, hầu hết thanh niên và người trong độ tuổi lao động đi làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp cho nên tỷ lệ hộ nghèo của xóm giảm xuống còn năm hộ. Năm 2021, chúng tôi phân công đảng viên có điều kiện giúp đỡ hai hộ thoát nghèo". Mặc dù là xóm có nhiều dân tộc cùng sinh sống với những nét văn hóa khác nhau, nhưng người dân đoàn kết, hỗ trợ, nương tựa nhau trong cuộc sống, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chống lại thói hư, tật xấu và tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang.

Cũng như xóm Trung Sơn, những năm qua, các xóm, bản vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Thái Nguyên đều có những khởi sắc, kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư hoàn thiện, đồng bào phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2013 - 2020. Từ nguồn vốn của Trung ương, vùng DTTS và miền núi được đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng để xây dựng điện, đường, trường, trạm, nhà sinh hoạt cộng đồng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ; chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ mua cây, con giống nhằm tạo việc làm cho đồng bào. Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để đồng bào DTTS tiếp cận các dịch vụ công, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, mức độ hưởng thụ văn hóa, nâng cao nhận thức, xóa bỏ các tập quán lạc hậu... Thái Nguyên đã kịp thời có các chính sách đặc thù đầu tư cho vùng DTTS như đề án phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản có nhiều đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống với số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng để làm đường giao thông, cấp điện, cấp nước, hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả; duy trì tỷ lệ 8% số học sinh DTTS được học trong các trường nội trú và được hỗ trợ tiền ăn; hỗ trợ hộ nghèo DTTS mua thẻ bảo hiểm y tế; vận động các nhà máy, xí nghiệp ưu tiên tuyển dụng công nhân là người DTTS để giải quyết việc làm, thu nhập ổn định.

Nhờ đó, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS giảm mạnh, từ 19,2% năm 2016 xuống còn 5,51% như hiện nay; tất cả các xóm đều được dùng điện lưới quốc gia; hơn 90% số hộ đồng bào DTTS được sử dụng nước hợp vệ sinh; xóa tất cả các phòng học tạm; 74 xã miền núi, vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới, không có xã nào dưới mười tiêu chí.

Vững niềm tin theo Ðảng

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn. Ðây là một trong năm định hướng phát triển của tỉnh trong 5 năm tới. Giải pháp mà tỉnh đưa ra là thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là ở vùng DTTS, miền núi.

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Dương Văn Tiến cho biết: "Triển khai Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025, chúng tôi đã tham mưu cho Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh ban hành đề án tăng cường công tác dân vận của Ðảng bộ tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; tích cực tham mưu cho Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác dân vận giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm thống nhất quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện công tác dân vận trên địa bàn". Qua đó, cho thấy Thái Nguyên đặc biệt quan tâm công tác dân vận và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị vùng DTTS và miền núi trong những năm tới.

Triển khai chủ trương này, các cấp ủy, chính quyền đã và đang thực hiện những giải pháp cụ thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Ðiển hình là huyện Ðồng Hỷ thí điểm giảm nghèo bền vững tại xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, nơi có hơn 140 hộ đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Tỉnh đã đầu tư khoảng 40 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường bê-tông từ trung tâm xã lên trung tâm xóm, nhưng đến nay Bản Tèn vẫn thuộc diện khó khăn nhất tỉnh. Chủ tịch UBND huyện Ðồng Hỷ Vũ Quang Dũng cho biết: "Ðể giúp người dân ở Bản Tèn có cuộc sống tốt hơn, trong 5 năm tới chúng tôi sẽ xây dựng một số tuyến đường trục xóm, đường nhánh; cải tạo, nâng cấp đường điện hạ thế, thay toàn bộ hệ thống đường dây dẫn từ sau công-tơ về các hộ dân; hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, các mô hình sản xuất, chăn nuôi gắn với thị trường; dạy nghề, giải quyết việc làm phù hợp; thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo, cấp thẻ bảo hiểm y tế". Trưởng xóm Bản Tèn Lý Văn Sỹ chia sẻ: "Ðảng viên, trưởng các đoàn thể của xóm sẽ tăng cường vận động người dân đoàn kết, một lòng một dạ vững tin theo Ðảng, ra sức tiếp thu kỹ thuật, tận dụng cơ hội này để giảm nghèo, tiến tới làm giàu".

Bên cạnh đó, Ban Dân vận tỉnh ủy Thái Nguyên đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường chỉ đạo các địa phương đối thoại, gặp gỡ, bám sát cơ sở, nhất là vùng đồng bào DTTS để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tìm cách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Ðồng thời, tổ chức các hội nghị tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, mục đích của bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại các xóm, thôn để đồng bào DTTS nắm bắt sâu sắc hơn quyền và nhiệm vụ của mình, thành quả phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, được khám và phát thuốc miễn phí. Qua đó, đồng bào các DTTS củng cố khối đại đoàn kết, vững niềm tin theo Ðảng xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Nguồn: https://nhandan.com.vn/

Từ khóa:

Bình luận

Sáng kiến ở vùng hạn, mặn trồng cây ăn trái: Những con đập từ sức dân

Để chủ động ứng phó hạn - mặn, nhân dân đã cùng với chính quyền địa phương ở Bến Tre xây dựng những con đập tạm trên sông, rạch rất hiệu quả.

Du lịch nông thôn: Làm ngay kẻo muộn!

Sau khi tham vấn các Bộ, ban, ngành, Bộ NN-PTNT vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng, kiến nghị phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Trái ngọt trên vùng đất nghèo

Những rừng cây ăn quả trĩu nặng thay thế cho cây keo, cây mì kém hiệu quả đã tạo nên vựa cây ăn quả bề thế giữa núi rừng đông Trường Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Người Khmer vượt khó, làm giàu

Những ngày tháng 4, chúng tôi về miền tây đúng vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer. Trong không khí đón mừng năm mới, câu chuyện vượt khó, làm giàu của người Khmer rôm rả khắp phum sóc.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới trên “đất trăm nghề”

Là huyện có nhiều làng nghề nhất của thành phố Hà Nội, thế mạnh của Phú Xuyên là tổ chức và phát triển kinh tế làng nghề. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đất vốn được mệnh danh là “chiêm khê, mùa úng” gặp không ít khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa, cây cảnh

Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy lợi thế làng nghề ở Minh Khai

Với vị trí địa lý thuận lợi ven đô, người dân xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) rất nhạy bén trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ phú nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi có của ăn của để, nhiều nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi ở TP.HCM đã dốc hầu bao xây dựng nông thôn mới.

Quảng Ninh xây dựng mô hình vườn mẫu NTM

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua đã mang lại diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh.