Giá cà phê ngày 28/10: Trong khoảng 40.700 - 41.600 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 28/10 trong khoảng 40.700 - 41.600 đồng/kg. Sau 2 phiên tăng rất mạnh đứng ở mức cao gần 10 năm, giá Robusta điều chỉnh giảm.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.500 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.400 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.400 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.500 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giảm khoảng 800 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 giảm 78 USD/tấn ở mức 2.247 USD/tấn, giao tháng 1/2022 giảm 73 USD/tấn ở mức 2.197 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 6,75 cent/lb ở mức 201,35 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 6,65 cent/lb ở mức 204,05 cent/lb.
Sau 2 phiên tăng rất mạnh đứng ở mức cao gần 10 năm, giá Robusta điều chỉnh giảm. Theo các đại lý, thị trường Robusta được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu hụt container vận chuyển ở Việt Nam đã làm hạn chế xuất khẩu. Áp thấp nhiệt đới đang gây mưa kéo dài khiến cho việc thu hoạch cà phê vụ mới ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ vừa triển khai đã bị đình trệ. Bên cạnh đó, việc bùng phát mới các ca Covid-19 tại Việt Nam có thể cản trở việc thu hái cà phê khi vụ thu hoạch diễn ra vào tháng tới. Sự gián đoạn dòng cà phê từ Việt Nam đang tạo ra tình trạng khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc tăng nóng của Robusta khiến thị trường lo ngại, giới đầu cơ chốt lời dẫn đến việc điều chỉnh giảm như phiên hôm qua là điều được dự báo trước.
Thị trường cà phê thế giới đang trông đợi từ sản lượng cà phê vụ mới của Việt Nam. Trước những khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã chủ động những phương án giúp vụ thu hoạch diễn ra suôn sẻ. Trong đó có vấn đề về nhân công.
Tại Đắk Lắk, niên vụ cà phê chuẩn bị vào vụ thu hoạch chính, do đó cần nguồn nhân lực lớn để thu hái. Qua theo dõi, mùa vụ thu hoạch cà phê bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm, thời điểm thu hoạch rộ toàn tỉnh cần khoảng hàng triệu công lao động, những năm trước đây nhân lực của tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 20% lao động, còn lại phải huy động từ các tỉnh khác...
UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu UBND cấp huyện chủ động xây dựng phương án huy động nhân lực thu hái cà phê cho phù hợp với các trường hợp diễn biến dịch bệnh có thể xảy ra.
Cụ thể: Trường hợp 1, địa phương nằm trong cấp 1 (cấp độ dịch) nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Trường hợp 2, địa phương nằm trong cấp 2, nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Trường hợp 3, địa phương nằm trong cấp 3, nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Trường hợp 4, địa phương nằm trong cấp 4, nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Trong quá trình xây dựng phương án huy động nhân lực thu hái cà phê, các địa phương cần rà soát và huy động các nguồn nhân lực sau: Huy động tối đa nguồn nhân lực tại chỗ; trong trường hợp cần thiết, UBND các địa phương làm việc trực tiếp với cơ quan quân sự địa phương để thống nhất, có văn bản báo cáo đề xuất UBND tỉnh, cơ quan quân sự cấp tỉnh xem xét huy động các lực lượng vũ trang tham gia thu hái cà phê.
Ngoài ra, hiện nay nguồn lao động từ các tỉnh phía Nam trở về tỉnh tương đối lớn, UBND các địa phương cần có kế hoạch huy động, sử dụng nguồn nhân lực này, tuy nhiên phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.
Giá ớt tăng cao, nông dân lãi lớn
Mặc dù thời tiết bất lợi, giá phân bón tăng cao, nhưng nhờ được mùa và giá ớt tăng cao nên người trồng ớt tại Quảng Ngãi vẫn thắng lớn.
Người nuôi tôm hùm 'nín thở' chờ giá
Hiện nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Câu (Phú Yên) đang hồi hợp chờ giá tôm hùm nhích lên để xuất bán vào dịp vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Giá tiêu ngày 11/5: Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn
Giá tiêu hôm nay 11/5 trong khoảng 75.500 - 78.500 đồng/kg. Lực tăng của giá tiêu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc mua trở lại, và lượng bán khống của doanh nghiệp FDI.
Giá heo hơi ngày11/5: Tăng 1.000 - 3.000 đ/kg
Giá heo hơi hôm nay 11/5/2022 tại thị trường 3 miền tăng 1.000 - 3.000 đ/kg ở vài nơi. Hiện thị trường heo hơi ba miền giao dịch quanh mức 54.000 - 60.000 đ/kg.
Giá cà phê ngày 11/5: Trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg
Đồng USD mạnh, tồn kho đạt chuẩn trên sàn Lodon tăng, lo ngại rủi ro với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở Mỹ... là những nguyên nhân kéo tụt giá cà phê về ngưỡng nguy hiểm.
Giá lúa gạo ngày 10/5: Gạo trong nước tăng 150 đồng/kg, giá xuất khẩu tăng nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sự biến động trái chiều khi giá lúa ổn định, giá gạo tăng từ 100 – 150 đồng/kg.
Giá tiêu ngày 10/5: Giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ
Giá tiêu hôm nay 10/5 trong khoảng 75.500 - 79.000 đồng/kg. Tuần trước (2/5 - 6/5) thị trường cho thấy xu hướng khá tích cực, giá tiêu đen Ấn Độ ghi nhận mức tăng cao nhất.
Giá heo hơi ngày 10/5: Miền Nam giảm nhẹ vài nơi
Giá heo hơi hôm nay 10/5/2022 tại thị trường 3 miền chủ yếu đi ngang, chỉ giảm nhẹ ở một vài nơi tại miền Nam. Hiện đang giao dịch ở mức 54.000 - 60.000 đ/kg.
Giá cà phê ngày 10/5: Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu
Giá cà phê hôm nay 10/5 trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%, thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.
Giá rau củ ngày 9/5: Giá rau củ tăng 2.000 đồng/kg
Giá rau củ hôm nay tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ với mức tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Với mặt hàng thực phẩm, giá ổn định.
Bình luận