Nam Trung Bộ gồng mình chống hạn vụ hè thu

Trong lúc cả hệ thống chính trị các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận đang tập trung chống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thì ngành nông nghiệp cũng liên tục phải chạy đua với thời tiết nắng hạn, khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất vụ hè thu

8_tk_1-1627599699828.jpg

Nhiều địa phương huy động nhân lực, vật lực để bảo đảm đủ nước tưới cho hàng nghìn héc-ta đất canh tác.

Chống hạn ngay đầu vụ

Tại Phú Yên, vụ hè thu năm 2021, tình trạng nắng nóng gay gắt ảnh hưởng lớn đến việc điều tiết nước cho các khâu làm đất gieo sạ và chăm sóc cây con, nhất là các khu vực cao, xa hệ thống công trình thủy lợi. Tình trạng này làm cho 824 ha/24.672 ha lúa hè thu tại các địa phương bị xuống giống chậm.            

Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Ðồng Cam ký hợp đồng cung cấp nước tưới, tiêu cho hơn 18.408 ha diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên năm nay, lần đầu tình trạng thiếu nước tưới xảy ra ngay từ đầu vụ. Tại cả hai kênh chính phía bắc và phía nam tại đập đầu mối của hệ thống tự chảy Ðồng Cam, mực nước không chỉ thấp hơn thiết kế kỹ thuật trong mùa tưới mà còn âm tràn đến 0,6 m. Trong khi đó, để có nước cấp về hệ thống kênh tưới hạ du, mực nước phải chảy với lưu lượng từ 35 đến 40 m3/s.  Ông Nguyễn Minh Huệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Ðồng Cam cho biết, ngoài việc khởi động 18 trạm bơm điện từ 22-33 kW chống hạn trên sông Ba, sông Ngân Sơn, bổ sung nước cho các hệ thống kênh chính các công trình tự  chảy, đơn vị còn lắp đặt thêm hàng chục máy bơm dầu dã chiến khác tại các sông, suối hồ đập trên địa bàn các huyện,  thị xã, thành phố để kịp thời  cứu lúa. Ðồng thời phối hợp các địa phương, đơn vị hợp tác xã rà soát, kiểm tra, đánh giá diện tích sản xuất tại các vị trí cao, xa không có khả năng đưa nước tưới để tiến hành chuyển đổi cây trồng hoặc đề nghị giảm diện tích không sản xuất.

Ông Trương Lê Duy Phúc, Trưởng trạm Thủy nông Phú Xuân (thuộc Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Ðồng Cam) cho biết, diện tích tưới của hồ là 460 ha thuộc hai  xã Xuân Phước và Xuân Quang 3, huyện Ðồng Xuân. Nhưng do thiếu nước, trạm đã rà soát giảm tưới cho 47 ha; đồng thời  lắp 5 trạm bơm dã chiến ngay từ đầu vụ hè thu để bơm tưới cho 150 ha  diện tích đất cao, khó lấy nước. “Trạm đã cắt cử nhân viên ngày đêm ứng trực, vận hành các trạm bơm chống hạn bảo đảm nước tưới cho các xứ đồng. Nhưng ý thức của người dân chưa cao, còn xả rác thải xuống lòng kênh mương, gây cản trở dòng chảy và ô nhiễm môi trường, đề nghị địa phương tuyên truyền và xử phạt hộ vi phạm”, ông Phúc nói.

Còn tại Ninh Thuận, theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2021, toàn tỉnh gieo trồng hơn 26.141 ha. Trong đó, hơn 13.194 ha lúa, còn lại là rau màu. Ðến nay, trà lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh. Các loại cây trồng cạn như bắp, mè, đậu xanh… ở giai đoạn phát triển thân, lá.

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến giữa tháng 7, lượng nước tích trữ trong 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh do đơn vị quản lý là hơn 71 triệu m3, chiếm 36% tổng dung tích thiết kế. Hồ Ðơn Dương mực nước ở cao trình 1.032 m, tương đương 85 triệu m3, đạt hơn 51% so dung tích thiết kế. Phó Giám đốc Công ty Lê Phạm Hòa Bình cho biết, công ty ưu tiên tích trữ nguồn nước cấp cho sinh hoạt của người dân, nước uống cho vật nuôi gia súc, các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, sau cùng mới cấp nước tưới cho diện tích sản xuất. Căn cứ vào nguồn nước hiện nay của hồ Ðơn Dương và các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh thì cơ bản trong mùa khô năm 2021, công ty chỉ cấp đủ nước cho sinh hoạt, chăn nuôi và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Theo Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh Khánh Hòa Lê Xuân Thái, hiện nay trữ lượng nước trong những hồ chứa nhỏ hiện đang rất thấp, không bảo đảm nước tưới cho vụ hè thu. Chẳng hạn như hồ Suối Trầu (Ninh Hòa), sau khi tưới 473 ha lúa đông xuân, chỉ còn khoảng bốn triệu mét khối nước, không đủ phục vụ tưới lúa hè thu, chỉ bảo đảm cấp nước sinh hoạt. Cũng tại Ninh Hòa, 255 ha lúa hè thu lấy nước từ đập dâng Ðồng Tròn đang được đưa vào chế độ chờ, khi mực nước của đập dâng hiện chỉ còn hơn một nửa dung tích. Ở Diên Khánh, hồ Láng Nhớt dự kiến tưới khoảng 360 ha, nhưng hiện chỉ có 1,1 triệu mét khối nước cho nên chỉ có thể tưới cho 120 ha; còn hồ Am Chúa cũng chỉ có thể tưới được 150 ha lúa hè thu, thay vì 359 ha theo kế hoạch.

rau_an_toan-1627599726324.jpg

Người dân khu vực Nam Trung Bộ cần nguồn nước tưới cho rau màu vụ hè thu. Ảnh: TƯỜNG QUÂN 

Tìm giải pháp lâu dài

Theo ông Lữ Ngọc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát  triển nông thôn (NN và PTNT) Phú Yên, việc sản xuất lúa  ở địa phương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thủy nông Ðồng Cam trên sông Ba. Trong khi đó phía thượng nguồn có nhiều hồ thủy điện dung tích lớn  đang “treo nước” để chạy máy phát điện, dẫn đến nguồn nước đến đập thiếu hụt. Ðể bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh vùng hạ du sông Ba, sở đã chủ trì họp với các nhà máy thủy điện về kế hoạch sử dụng nước sản xuất, dân sinh; tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện sông Ba Hạ và sông Hinh phối hợp chặt chẽ để vận hành phát điện liên tục, bảo đảm nguồn nước cho vùng hạ du cần để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Trường hợp các nhà máy thủy điện không thực hiện theo yêu cầu và gây thiệt hại cho phục vụ sản xuất, dân sinh ở hạ du thì phải bồi thường cho các thiệt hại đó.

Tuy nhiên, trong đầu vụ hè thu 2021, có những thời điểm nguồn nước sông Ba đến đập Ðồng Cam không bảo đảm lưu lượng tối thiểu là 35-40m3/s, do sự điều tiết của Trung tâm Ðiều độ hệ thống điện quốc gia. UBND tỉnh Phú Yên đã có công văn đề nghị Bộ Công thương, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam chỉ đạo các nhà máy thủy điện chạy máy phát điện cấp nước bảo đảm phục vụ cho sản xuất và dân sinh vùng hạ du theo quy định. Các địa phương cũng rà soát lại số lượng diện tích trồng lúa 475 ha đã dự kiến chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng cạn khác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Lê Hữu Hoàng cho biết, tại địa phương, lượng nước trong mùa mưa hiện thừa khoảng 2,38 tỷ mét khối nước, trong khi mùa khô lượng lại thiếu đến 650 triệu mét khối. Về lâu dài, Khánh Hòa cần có quy hoạch đồng bộ để nâng cao khả năng tích nước của hồ chứa nước.

Tại Ninh Thuận, để tránh thiệt hại do hạn hán, tỉnh chuyển 286 ha đất lúa kém hiệu quả và đất khác tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái sang trồng cây ngắn ngày và cây dài ngày, áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm, mô hình xen canh, luân canh; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đó, toàn bộ diện tích cây trồng cạn ở những vùng chuyển đổi phát triển tốt. Ðiểm nổi bật trong vụ hè thu là ngành chức năng, các địa phương cử cán bộ về cơ sở hướng dẫn người dân chăm sóc cây trồng đúng theo quy trình kỹ thuật. Qua đó, mô hình cánh đồng lớn sản xuất theo hướng hữu cơ phát triển với 31 cánh đồng với hơn 4.029 ha.

Trong giai đoạn hiện nay, tại các tỉnh nam miền trung, dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp. Vừa chống dịch, vừa chống hạn. Cả hai nhiệm vụ đặt ra cho các đơn vị, địa phương nhiều thách thức. Ông Nguyễn Minh Huệ, Chủ tịch HÐQT Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Ðồng Cam cho biết, công ty đã chuẩn bị các phương án, tại văn phòng chính bố trí làm việc giãn cách (50% đến công ty, 50% làm việc tại nhà). Tại các trạm, cụm tích cực triển khai công tác chống hạn trong thời gian cao điểm, người lao động làm việc, ăn ở tại chỗ, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm, thực phẩm, khẩu trang, sát khuẩn phòng, chống dịch.

Nguồn: https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/nam-trung-bo-gong-minh-chong-han-vu-he-thu-657470/

Bình luận

Dự báo thời tiết ngày 11/5: Hà Nội mưa dông về chiều, ngày nắng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa thông tin dự báo thời tiết ngày 11/5 tại Hà Nội và cả nước.

Thời tiết ngày 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông, có nơi mưa to

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 10/5 đến ngày 11/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa khoảng 30-60 mm/24 giờ, có nơi trên 80 mm/24 giờ (mưa dông tập trung vào chiều và đêm).

Dự báo thời tiết ngày 9/5: Hà Nội có mưa rào và dông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước ngày 9/5.

Thời tiết ngày 8/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông; Nam Bộ có mây, ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày và đêm 8/5, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông với lượng mưa khoảng 20-50 mm/24 giờ, có nơi trên 70 mm/24 giờ (mưa tập trung vào chiều và đêm).

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 7-8/5, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông với lượng mưa khoảng 20-50mm/24 giờ, có nơi trên 80mm/24 giờ; mưa tập trung vào chiều và đêm.

Bắc Bộ ngày nắng, vùng núi có mưa dông rải rác

Bắc Bộ hôm nay (6-5) có nắng oi nóng ở vùng đồng bằng với mức nhiệt cao nhất trong ngày 29-31 độ C. Các tỉnh vùng núi chịu ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao nên trời nhiều mây và có mưa rào rải rác. Trong những ngày cuối tuần, vùng hội tụ gió sẽ mở rộng

Dự báo thời tiết ngày 5/5: Hà Nội ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước ngày 5/5.

Thời tiết ngày 4/5: Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 4/5 đến ngày 5/5, ở Nam Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 30-60mm, có nơi trên 80mm

Thời tiết ngày 3/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối và tối ngày 3/5, ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Thời tiết ngày 2/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối ngày 2/5, ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.