Rau xanh tăng giá gấp 2-3 lần, sả gừng 'cháy' hàng ở Hà Nội
Do thời tiết mưa rét, nhu cầu mua hương liệu xông hơi hỗ trợ điều trị Covid-19 tăng đột biến khiến giá nhiều mặt hàng rau, củ tăng gấp 2-3 lần, đặc biệt là sả, gừng, chanh.
Khảo sát của Zing tại các chợ ở khu vực quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân giá một số loại củ quả, rau gia vị tăng mạnh trong những ngày gần đây.
Chị Phương - tiểu thương kinh doanh rau, củ quả tại chợ Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết nhiều loại rau xanh tăng giá mạnh như bắp cải tăng giá từ 7.000-8.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg, rau cải 30.000 đồng/bó, súp lơ xanh 50.000 đồng/kg; các loại rau mùi như hành, ngò, rau thơm khoảng 50.000 đồng/kg..., tăng 3.000-8.000 đồng/kg so với vài ngày trước.
Đáng chú ý, các mặt hàng lá xông hỗ trợ điều trị Covid-19 tăng đột biến và khan hàng. Giá chanh từ 20.000 đồng lên 30.000-35.000 đồng/kg, gừng tăng lên 40.000-50.000 đồng/kg, sả từ 10.000-12.000 đồng lên 35.000 đồng/kg, tía tô 20.000-25.000 đồng/kg…
Theo tiểu thương tại chợ này chia sẻ sau Tết Nguyên đán, thông thường giá rau củ sẽ tăng vì đây là thời điểm kết thúc vụ rau, người dân thu hoạch hết lứa rau cũ, trồng lứa rau mới nên nguồn cung hạn chế hơn. "Chưa kể, sau Tết thời tiết liên tục mưa, rét cũng ảnh hưởng đến các vùng trồng, thu hoạch rau", chị nói.
Tiểu thương này cũng cho biết giá rau tăng mạnh nhưng nhu cầu tăng trong khi nguồn cung rất khan hiếm, không có đủ hàng để nhập. "Mấy hôm nay ra chợ đầu mối từ 4h sáng đã hết sạch hàng, tôi phải nhắn tin đặt trước nhờ người bán giữ hàng, đặc biệt là các mặt hàng như sả, gừng", chị nói thêm.
Thời tiết không thuận lợi, nhu cầu người dân cao, cầu vượt quá cung nên giá rau tăng cao. Ảnh: Phương Lâm.
Thời tiết không thuận lợi, nhu cầu người dân cao, cầu vượt quá cung nên giá rau tăng cao. Ảnh: Phương Lâm.
Tương tự, chị Thu - tiểu thương chợ Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết gần đây các mặt hàng chanh, sả, gừng rất đắt khách. "Vì số ca mắc tại Hà Nội sau Tết tăng cao nên nhiều người có tâm lý mua về dự trữ và xông phòng bệnh Covid-19. Mỗi ngày tôi bán được khoảng 40-50 kg sả, gừng các loại và gần 50 bó lá xông các loại như tía tô, ngải cứu...", chị nói.
Sau Tết, nhận thấy số ca mắc Covid-19 tăng vọt, chị Trần Lam (Ba Đình, Hà Nội) duy trì xông và tắm bằng hương liệu. "Bình thường các mặt hàng này rất rẻ, chỉ khoảng 7.000-10.000 đồng/kg nhưng vì nhu cầu tăng vọt nên giá cũng đắt hơn. Tôi mua một lần khoảng 2-3 kg các loại dự trữ dùng trong 1-2 tuần", chị nói.
Không chỉ đắt khách ở các chợ mà thị trường lá xông tươi và khô bán theo combo cũng nhộn nhịp trên các trang chợ mạng với các mức giá từ 30.000-45.000 đồng/kg gồm lá sả, vỏ bưởi, tía tô, bạc hà, quế, gừng, kinh giới, hương nhu, lá tre.
Theo các tiểu thương, việc xông không chỉ hỗ trợ điều trị Covid-19 mà còn giúp làm đẹp da mặt và thải độc cho cơ thể không mệt mỏi, tăng cường miễn dịch.
Hiện tại, Bộ Y tế có ban hành "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19" với 2 phương pháp xông hơi. Phương pháp thứ nhất, người dân có thể dùng các nguyên liệu có thể là sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… để xông phòng ở, nơi làm việc...
Theo hướng dẫn, người dân có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200-400 gram, tùy theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
Phương pháp thứ hai, nguyên liệu gồm tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Nguồn: Theo Zing
Giá ớt tăng cao, nông dân lãi lớn
Mặc dù thời tiết bất lợi, giá phân bón tăng cao, nhưng nhờ được mùa và giá ớt tăng cao nên người trồng ớt tại Quảng Ngãi vẫn thắng lớn.
Người nuôi tôm hùm 'nín thở' chờ giá
Hiện nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Câu (Phú Yên) đang hồi hợp chờ giá tôm hùm nhích lên để xuất bán vào dịp vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Giá tiêu ngày 11/5: Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn
Giá tiêu hôm nay 11/5 trong khoảng 75.500 - 78.500 đồng/kg. Lực tăng của giá tiêu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc mua trở lại, và lượng bán khống của doanh nghiệp FDI.
Giá heo hơi ngày11/5: Tăng 1.000 - 3.000 đ/kg
Giá heo hơi hôm nay 11/5/2022 tại thị trường 3 miền tăng 1.000 - 3.000 đ/kg ở vài nơi. Hiện thị trường heo hơi ba miền giao dịch quanh mức 54.000 - 60.000 đ/kg.
Giá cà phê ngày 11/5: Trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg
Đồng USD mạnh, tồn kho đạt chuẩn trên sàn Lodon tăng, lo ngại rủi ro với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở Mỹ... là những nguyên nhân kéo tụt giá cà phê về ngưỡng nguy hiểm.
Giá lúa gạo ngày 10/5: Gạo trong nước tăng 150 đồng/kg, giá xuất khẩu tăng nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sự biến động trái chiều khi giá lúa ổn định, giá gạo tăng từ 100 – 150 đồng/kg.
Giá tiêu ngày 10/5: Giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ
Giá tiêu hôm nay 10/5 trong khoảng 75.500 - 79.000 đồng/kg. Tuần trước (2/5 - 6/5) thị trường cho thấy xu hướng khá tích cực, giá tiêu đen Ấn Độ ghi nhận mức tăng cao nhất.
Giá heo hơi ngày 10/5: Miền Nam giảm nhẹ vài nơi
Giá heo hơi hôm nay 10/5/2022 tại thị trường 3 miền chủ yếu đi ngang, chỉ giảm nhẹ ở một vài nơi tại miền Nam. Hiện đang giao dịch ở mức 54.000 - 60.000 đ/kg.
Giá cà phê ngày 10/5: Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu
Giá cà phê hôm nay 10/5 trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%, thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.
Giá rau củ ngày 9/5: Giá rau củ tăng 2.000 đồng/kg
Giá rau củ hôm nay tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ với mức tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Với mặt hàng thực phẩm, giá ổn định.
Bình luận