Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Thái Lan, Việt Nam đều giảm

Thị trường nông sản tuần qua cho thấy giá gạo Thái Lan, Việt Nam đều giảm.

Thị trường gạo châu Á:

thi-truong-nong-san-chau-a-31721.jpg

Nhiều chủng loại gạo với mẫu mã đa dạng được bày bán trong siêu thị tại Bangkok. Ảnh: Ngọc Quang - PV TTXVN tại Thái Lan

Giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan trong tuần này giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua do thiếu người mua và đồng baht suy yếu. Trong khi đó, các quy định hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 tại Việt Nam đã khiến giá gạo giảm xuống mức thấp gần một năm rưỡi.

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam tiếp xu hướng giảm. Theo các thương lái, hiện dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương đang siết chặt việc lưu thông qua lại khiến việc thu mua lúa gặp khó khăn, nhiều kho xay xát ngưng nhận hàng.

Phiên cuối tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (loại 5% tấm) chỉ chào bán với giá từ 400-404 USD/tấn trong khi thời điểm giữa tháng 5/2021, được chào bán với giá từ 513-517 USD/tấn, tức là đã giảm trên 110 USD/tấn. Thậm chí trong phiên giao dịch ngày 29/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm xuống còn 390 USD/tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.

Trong khi đó, giá gạo đồ, 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ vẫn ở mức 383-387 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất trong 16 tháng qua. 

Còn vào ngày 29/7 vừa qua, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống mức 385- 408 USD/tấn, từ mức tương ứng 395- 410 USD/tấn của tuần trước đó, ghi dấu mức thấp nhất kể từ tháng 7/2019.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Bangladesh có thể nhập khẩu tới 1,8 triệu tấn gạo trong năm 2021, mức cao nhất trong 4 năm. Trước đó, nước này đã nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo trong giai đoạn 12 tháng tính đến tháng 6/2021, mức cao nhất trong ba năm. Bangladesh đang nổi lên trở thành nước nhập khẩu gạo lớn sau khi liên tiếp hứng chịu các trận lũ lụt vào năm ngoái, phá huỷ mùa màng và đẩy giá gạo lên mức cao kỷ lục.

Thị trường nông sản Mỹ:

Giá các mặt hàng nông sản tại thị trường Mỹ hầu hết đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 30/7, dẫn đầu là đậu tương, do xu hướng chốt lời vào cuối tháng. Tuy nhiên, công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago (Mỹ) lưu ý rằng, khối lượng giao dịch trong phiên này rất hạn chế.

Cụ thể, chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2021 giảm 11,25 xu Mỹ (2,02%) xuống 5,4525 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 9/2021 mất 1,5 xu Mỹ (0,21%) xuống 7,0375 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 11/2021 giảm mạnh nhất 28,5 xu Mỹ (2,07%), xuống còn 13,4925 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Thời tiết nóng và khô tại Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng ngô và đậu tương dự kiến. Tổng khối lượng ngũ cốc trên thế giới bị "bốc hơi" trong năm 2021 sẽ sớm vượt quá con số 47 triệu tấn của năm 2020. Sản lượng ngô của Brazil, lúa mỳ của Nga đồng loạt giảm và đợt hạn hán nghiêm trọng ở Canada sẽ hỗ trợ thị trường nông sản Mỹ đi lên. 

Giá ngô Brazil đạt mức cao kỷ lục 8,50 USD/ bushel trước khi quay đầu giảm do hoạt động chốt lời trước cuối tuần. Sản lượng ngô của Brazil hiện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu ngô của Brazil trong niên vụ này khó có thể vượt qua mức 20 triệu tấn. Trong niên vụ 2019-2020, Brazil đã xuất khẩu 36,25 triệu tấn ngô.

Khoảng 36% diện tích trồng ngô và 31% diện tích trồng đậu tương của Mỹ đang trong tình trạng khô hạn. Nếu không có mưa lớn trong hai tuần tới, AgResource dự báo tình trạng hạn hán sẽ ảnh hưởng tới 40-43% sản lượng ngô của Mỹ.
Thị trường cà phê thế giới:

cafe9519.jpg

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020/21 lên 175,8 triệu bao, tăng 300.000 bao so với ước tính vào tháng 12/2020. Ảnh: TTXVN

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 30/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London tiếp tục sụt giảm. Giá cà phê Robusta giao tháng 9/2021 mất 99 USD/tấn, xuống 1.786 USD/tấn. Còn giá cà phê Robusta giao tháng 11/2021 cũng giảm 99 USD/tấn, còn 1.801 USD/tấn,

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York kéo dài chuỗi giảm lên phiên thứ tư liên tiếp. Giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 giảm 16,95 xu Mỹ/lb, xuống mức 179,55 xu/lb, còn loại giao tháng 12/2021 giảm 16,85 xu/lb, xuống còn 182,45 xu/lb. (1lb =0,4535 kg).

Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục sụt giảm khi dự báo thời tiết lạnh đổ bộ vào miền Nam Brazil vào cuối tuần khó có khả năng gây ra sương giá, khiến các nhà đầu tư trên cả hai sàn đẩy mạnh thanh lý, tiếp tục chốt lời ngắn hạn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020/21 lên 175,8 triệu bao, tăng 300.000 bao so với ước tính vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ tiếp theo dự kiến giảm đáng kể, do quốc gia này đang trải qua chu kỳ sản lượng thấp của cà phê Arabica và ảnh hưởng bởi lượng mưa dưới mức trung bình.

Hiện nay, việc thiếu hụt container và không có chỗ trống chứa hàng trên tàu biển là tình trạng chung của các nhà xuất khẩu cà phê không chỉ ở Đông Nam Á, trong khi dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể mới đang bùng phát ở khu vực này. Tuy nhiên, các thị trường tiêu dùng cũng không quá lo vì đang trong kỳ nghỉ mùa Hè nên hoạt động của ngành công nghiệp rang xay cà phê cũng chậm lại.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Giá ớt tăng cao, nông dân lãi lớn

Mặc dù thời tiết bất lợi, giá phân bón tăng cao, nhưng nhờ được mùa và giá ớt tăng cao nên người trồng ớt tại Quảng Ngãi vẫn thắng lớn.

Người nuôi tôm hùm 'nín thở' chờ giá

Hiện nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Câu (Phú Yên) đang hồi hợp chờ giá tôm hùm nhích lên để xuất bán vào dịp vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Giá tiêu ngày 11/5: Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn

Giá tiêu hôm nay 11/5 trong khoảng 75.500 - 78.500 đồng/kg. Lực tăng của giá tiêu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc mua trở lại, và lượng bán khống của doanh nghiệp FDI.

Giá heo hơi ngày11/5: Tăng 1.000 - 3.000 đ/kg

Giá heo hơi hôm nay 11/5/2022 tại thị trường 3 miền tăng 1.000 - 3.000 đ/kg ở vài nơi. Hiện thị trường heo hơi ba miền giao dịch quanh mức 54.000 - 60.000 đ/kg.

Giá cà phê ngày 11/5: Trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg

Đồng USD mạnh, tồn kho đạt chuẩn trên sàn Lodon tăng, lo ngại rủi ro với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở Mỹ... là những nguyên nhân kéo tụt giá cà phê về ngưỡng nguy hiểm.

Giá lúa gạo ngày 10/5: Gạo trong nước tăng 150 đồng/kg, giá xuất khẩu tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sự biến động trái chiều khi giá lúa ổn định, giá gạo tăng từ 100 – 150 đồng/kg.

Giá tiêu ngày 10/5: Giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ

Giá tiêu hôm nay 10/5 trong khoảng 75.500 - 79.000 đồng/kg. Tuần trước (2/5 - 6/5) thị trường cho thấy xu hướng khá tích cực, giá tiêu đen Ấn Độ ghi nhận mức tăng cao nhất.

Giá heo hơi ngày 10/5: Miền Nam giảm nhẹ vài nơi

Giá heo hơi hôm nay 10/5/2022 tại thị trường 3 miền chủ yếu đi ngang, chỉ giảm nhẹ ở một vài nơi tại miền Nam. Hiện đang giao dịch ở mức 54.000 - 60.000 đ/kg.

Giá cà phê ngày 10/5: Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu

Giá cà phê hôm nay 10/5 trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%, thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Giá rau củ ngày 9/5: Giá rau củ tăng 2.000 đồng/kg

Giá rau củ hôm nay tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ với mức tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Với mặt hàng thực phẩm, giá ổn định.