Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa duy trì ổn định
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung tiếp tục duy trì ổn định
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá các loại lúa nhìn chung không có sự biến động. Cụ thể, Đài thơm tám từ 5.900 - 6.000 đồng/kg, OM 18 là 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng hoa từ 5.900 - 6.000 đồng/kg…; riêng OM 5451 từ 5.300 - 5.500 đồng/kg và IR 50404 ở mức 5.300 - 5.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Về giá các loại gạo cũng không có sự biến động. Cụ thể, Hương lài giá 19.000 đồng/kg, sóc Thái 18.000 đồng/kg, gạo Nàng nhen 20.000 đồng/kg, Nàng hoa 17.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg, gạo Jasmine từ 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 18.000 đồng/kg…; riêng gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Một số thương nhân cho biết, hoạt động mua bán diễn ra chậm lại do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại Nam Bộ, diện tích lúa Thu Đông - Mùa 2021 chưa thu hoạch không còn nhiều. Lúa Đông Xuân 2021-2022 đã xuống giống trên 1,5 triệu ha, đã thu hoạch trên 116.000 ha. Diện tích chủ yếu đang đẻ nhánh, đòng và trỗ.
Vụ lúa Đông Xuân năm 2021-2022, tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 183.000 ha, đạt hơn 96% so với kế hoạch; trong đó thu hoạch gần 5.000 ha, năng suất bình quân hơn 6,6 tấn/ha.
Mục tiêu cho vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, tỉnh Đồng Tháp phát triển sản xuất lúa theo hướng an toàn thực phẩm, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập của nông dân.
Do đó, tỉnh Đồng Tháp sử dụng giống lúa xác nhận, ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, cao sản chất lượng cao, hạt tròn, nếp, một ít giống lúa chất lượng trung bình, giống có thời gian sinh tưởng từ 90 - 105 ngày, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, chống chịu với một số đối tượng sâu bệnh.
Diện tích lúa Đông Xuân đang phát triển tốt, nhưng để ngăn ngừa phòng sâu bệnh cho lúa từ nay đến Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp đã khuyến cao bà con trồng lúa áp dụng một số biện pháp có biện pháp xử lý kịp thời, an toàn, hiệu quả.
Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng, phát hiện sớm những diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá để có biện pháp quản lý dịch hại kịp thời. Nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện sớm các đối tượng như sâu năn (muỗi hành), bệnh đạo ôn lá, bạc lá,.. để có biện pháp xử lý kịp thời, an toàn, hiệu quả.
Trong khi thị trường lúa, gạo trong nước giữ ổn định thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo tại Ấn Độ- quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới- đã rời khỏi mức cao nhất trong hơn 7 tháng được ghi nhận vào tuần này do đồng rupee suy yếu, trong khi hoạt động giao dịch ở các trung tâm sản xuất khác như Thái Lan và Việt Nam vẫn “trầm lắng” trước vụ thu hoạch chính và Tết Nguyên đán.
Một nhà xuất khẩu gạo có trụ sở tại Kakinada, thuộc bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết: "Đồng rupee giảm giá đang làm giá gạo xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, các giao dịch mới vẫn chưa thực hiện được do tình trạng khan hiếm toa xe lửa".
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên mức từ 408 - 415 USD/tấn vào ngày 27/1, từ mức tương ứng 407 - 410 USD/tấn của tuần trước đó. Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Thái Lan, nước này đã xuất khẩu 6,1 triệu tấn gạo vào năm 2021, tăng 6,7% so với một năm trước đó.
Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết, nhu cầu ở nước ngoài đối với gạo Thái Lan vẫn đang có xu hướng giảm.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 395 - 405 USD/tấn vào ngày 27/1, dường như không thay đổi so với một tuần trước đó.
Tại Bangladesh, giá gạo trong nước đã tăng trở lại trong tuần này mặc dù mùa màng ghi nhận vụ thu hoạch bội thu và lượng nhập khẩu dồi dào, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Một thương nhân có trụ sở tại Dhaka cho biết, giá của tất cả các loại ngũ cốc, bao gồm cả lúa mì, đang tăng trên thị trường toàn cầu. Và giá lúa mì tăng cũng có tác động đến giá gạo.
Thị trường nông sản Mỹ cho thấy, giá các mặt hàng nông sản tại Mỹ đồng loạt đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần 28/1, trong đó dẫn đầu là giá ngô.
Cụ thể, tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá ngô giao tháng 3/2022 tăng 10,75 xu Mỹ (1,72%), lên 6,36 USD/bushel. Giá lúa mì giao tháng 3/2022 cũng tiến 9,25 xu Mỹ (1,19%), lên 7,8625 USD/ounce. Trong khi đó, giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 21,75 xu Mỹ (1,15%), lên 14,7 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giá ngô và đậu tương hợp đồng kỳ hạn mới đều đi lên khi nhu cầu gia tăng, trong khi vụ thu hoạch ở khu vực Nam Mỹ có nguy cơ sụt giảm. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago lưu ý rằng, tin tức về việc Trung Quốc tiếp tục đảm bảo thu mua vụ đậu tương cũ và mới của Mỹ tái khẳng định tình trạng mất mùa của Nam Mỹ và nhu cầu cấp bách.
Giới phân tích nhận định, giá ngô giao tháng 3/2022 nhiều khả năng sẽ dao động quanh mức cao 6,4 USD/bushel do diện tích hư hại loại cây trồng này đang gia tăng ở Nam Mỹ. Tuy vậy, AgResource vẫn lạc quan về triển vọng của các mặt hàng nông sản trong tương lai.
Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá các loại lúa nhìn chung không có sự biến động. Cụ thể, Đài thơm tám từ 5.900 - 6.000 đồng/kg, OM 18 là 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng hoa từ 5.900 - 6.000 đồng/kg…; riêng OM 5451 từ 5.300 - 5.500 đồng/kg và IR 50404 ở mức 5.300 - 5.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Về giá các loại gạo cũng không có sự biến động. Cụ thể, Hương lài giá 19.000 đồng/kg, sóc Thái 18.000 đồng/kg, gạo Nàng nhen 20.000 đồng/kg, Nàng hoa 17.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg, gạo Jasmine từ 15.000 - 16.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 18.000 đồng/kg…; riêng gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Một số thương nhân cho biết, hoạt động mua bán diễn ra chậm lại do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại Nam Bộ, diện tích lúa Thu Đông - Mùa 2021 chưa thu hoạch không còn nhiều. Lúa Đông Xuân 2021-2022 đã xuống giống trên 1,5 triệu ha, đã thu hoạch trên 116.000 ha. Diện tích chủ yếu đang đẻ nhánh, đòng và trỗ.
Vụ lúa Đông Xuân năm 2021-2022, tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 183.000 ha, đạt hơn 96% so với kế hoạch; trong đó thu hoạch gần 5.000 ha, năng suất bình quân hơn 6,6 tấn/ha.
Mục tiêu cho vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, tỉnh Đồng Tháp phát triển sản xuất lúa theo hướng an toàn thực phẩm, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập của nông dân.
Do đó, tỉnh Đồng Tháp sử dụng giống lúa xác nhận, ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, cao sản chất lượng cao, hạt tròn, nếp, một ít giống lúa chất lượng trung bình, giống có thời gian sinh tưởng từ 90 - 105 ngày, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, chống chịu với một số đối tượng sâu bệnh.
Diện tích lúa Đông Xuân đang phát triển tốt, nhưng để ngăn ngừa phòng sâu bệnh cho lúa từ nay đến Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp đã khuyến cao bà con trồng lúa áp dụng một số biện pháp có biện pháp xử lý kịp thời, an toàn, hiệu quả.
Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng, phát hiện sớm những diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá để có biện pháp quản lý dịch hại kịp thời. Nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện sớm các đối tượng như sâu năn (muỗi hành), bệnh đạo ôn lá, bạc lá,.. để có biện pháp xử lý kịp thời, an toàn, hiệu quả.
Trong khi thị trường lúa, gạo trong nước giữ ổn định thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo tại Ấn Độ- quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới- đã rời khỏi mức cao nhất trong hơn 7 tháng được ghi nhận vào tuần này do đồng rupee suy yếu, trong khi hoạt động giao dịch ở các trung tâm sản xuất khác như Thái Lan và Việt Nam vẫn “trầm lắng” trước vụ thu hoạch chính và Tết Nguyên đán.
Một nhà xuất khẩu gạo có trụ sở tại Kakinada, thuộc bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết: "Đồng rupee giảm giá đang làm giá gạo xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, các giao dịch mới vẫn chưa thực hiện được do tình trạng khan hiếm toa xe lửa".
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên mức từ 408 - 415 USD/tấn vào ngày 27/1, từ mức tương ứng 407 - 410 USD/tấn của tuần trước đó. Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Thái Lan, nước này đã xuất khẩu 6,1 triệu tấn gạo vào năm 2021, tăng 6,7% so với một năm trước đó.
Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết, nhu cầu ở nước ngoài đối với gạo Thái Lan vẫn đang có xu hướng giảm.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 395 - 405 USD/tấn vào ngày 27/1, dường như không thay đổi so với một tuần trước đó.
Tại Bangladesh, giá gạo trong nước đã tăng trở lại trong tuần này mặc dù mùa màng ghi nhận vụ thu hoạch bội thu và lượng nhập khẩu dồi dào, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Một thương nhân có trụ sở tại Dhaka cho biết, giá của tất cả các loại ngũ cốc, bao gồm cả lúa mì, đang tăng trên thị trường toàn cầu. Và giá lúa mì tăng cũng có tác động đến giá gạo.
Thị trường nông sản Mỹ cho thấy, giá các mặt hàng nông sản tại Mỹ đồng loạt đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần 28/1, trong đó dẫn đầu là giá ngô.
Cụ thể, tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá ngô giao tháng 3/2022 tăng 10,75 xu Mỹ (1,72%), lên 6,36 USD/bushel. Giá lúa mì giao tháng 3/2022 cũng tiến 9,25 xu Mỹ (1,19%), lên 7,8625 USD/ounce. Trong khi đó, giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 21,75 xu Mỹ (1,15%), lên 14,7 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giá ngô và đậu tương hợp đồng kỳ hạn mới đều đi lên khi nhu cầu gia tăng, trong khi vụ thu hoạch ở khu vực Nam Mỹ có nguy cơ sụt giảm. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago lưu ý rằng, tin tức về việc Trung Quốc tiếp tục đảm bảo thu mua vụ đậu tương cũ và mới của Mỹ tái khẳng định tình trạng mất mùa của Nam Mỹ và nhu cầu cấp bách.
Giới phân tích nhận định, giá ngô giao tháng 3/2022 nhiều khả năng sẽ dao động quanh mức cao 6,4 USD/bushel do diện tích hư hại loại cây trồng này đang gia tăng ở Nam Mỹ. Tuy vậy, AgResource vẫn lạc quan về triển vọng của các mặt hàng nông sản trong tương lai.
Trong báo cáo ngày 28/1, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, tổng cộng có 393.014 tấn đậu tương được bán trong vụ đậu tương cũ và 264.000 tấn được bán trong vụ mới, trong đó 264.000 tấn được bán cho Trung Quốc trong niên vụ 2022- 2023 và 141.514 tấn đậu tương được xuất khẩu sang Mexico cho niên vụ 2021-2022.
Khu vực Nam Mỹ nhiều khả năng phải đối mặt với tình trạng thời tiết khô điển hình, được gọi là La Nina, trong 10 ngày tới, cho dù mưa rào có thể thỉnh thoảng xuất hiện ở Argentina và phía Nam Brazil. Trong khi đó, mưa lớn và thất thường sẽ quay trở lại miền Trung và Bắc Brazil, có nguy cơ làm chậm tiến độ thu hoạch nông sản tại đây.
Về cà phê thế giới, giá cà phê đồng loạt tăng trong phiên giao dịch cuối tuần này. Theo đó, giá cà phê Robusta tại thị trường London giao tháng 3/2022 được ghi nhận tại mức 2.193 USD/tấn, tăng 0,09% (tương đương 2 USD) so với phiên trước đó. Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tại thị trường New York đạt mức 235,90 xu Mỹ/pound, tăng 1,66% so với phiên trước.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, giá cà phê Robusta thế giới giảm vào giữa tháng 1/2022 do nguồn cung được bổ sung và hoạt động thông quan hàng hóa thuận lợi hơn khi vận tải biển ở các nước thuộc châu Á và châu Phi được cải thiện.
Công ty tư vấn Safras & Mercado cho biết, người trồng cà phê Brazil đã bán 82% sản lượng của niên vụ 2021-2022 (từ tháng 7/2021 đến ngày 10/1/2022). Bên cạnh đó, cà phê Robusta từ Việt Nam đã được vận chuyển đến các kho chứa của Sàn ICE. Ngược lại, giá cà phê Arabica tăng khi các nhà đầu tư đang thận trọng dịch chuyển dòng vốn tìm kiếm nơi an toàn, và cà phê Arabica được hưởng lợi, trước khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quyết định về vấn đề lãi suất.
Đồng real của Brazil tăng thêm 0,62%, lên 5,3900 real/USD, mức cao nhất hơn 6 tháng qua nhờ dòng vốn ngoại hối chảy mạnh vào thị trường Brazil cũng góp phần hỗ trợ giá cà phê Arabica.
Giá ớt tăng cao, nông dân lãi lớn
Mặc dù thời tiết bất lợi, giá phân bón tăng cao, nhưng nhờ được mùa và giá ớt tăng cao nên người trồng ớt tại Quảng Ngãi vẫn thắng lớn.
Người nuôi tôm hùm 'nín thở' chờ giá
Hiện nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Câu (Phú Yên) đang hồi hợp chờ giá tôm hùm nhích lên để xuất bán vào dịp vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Giá tiêu ngày 11/5: Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn
Giá tiêu hôm nay 11/5 trong khoảng 75.500 - 78.500 đồng/kg. Lực tăng của giá tiêu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc mua trở lại, và lượng bán khống của doanh nghiệp FDI.
Giá heo hơi ngày11/5: Tăng 1.000 - 3.000 đ/kg
Giá heo hơi hôm nay 11/5/2022 tại thị trường 3 miền tăng 1.000 - 3.000 đ/kg ở vài nơi. Hiện thị trường heo hơi ba miền giao dịch quanh mức 54.000 - 60.000 đ/kg.
Giá cà phê ngày 11/5: Trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg
Đồng USD mạnh, tồn kho đạt chuẩn trên sàn Lodon tăng, lo ngại rủi ro với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở Mỹ... là những nguyên nhân kéo tụt giá cà phê về ngưỡng nguy hiểm.
Giá lúa gạo ngày 10/5: Gạo trong nước tăng 150 đồng/kg, giá xuất khẩu tăng nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sự biến động trái chiều khi giá lúa ổn định, giá gạo tăng từ 100 – 150 đồng/kg.
Giá tiêu ngày 10/5: Giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ
Giá tiêu hôm nay 10/5 trong khoảng 75.500 - 79.000 đồng/kg. Tuần trước (2/5 - 6/5) thị trường cho thấy xu hướng khá tích cực, giá tiêu đen Ấn Độ ghi nhận mức tăng cao nhất.
Giá heo hơi ngày 10/5: Miền Nam giảm nhẹ vài nơi
Giá heo hơi hôm nay 10/5/2022 tại thị trường 3 miền chủ yếu đi ngang, chỉ giảm nhẹ ở một vài nơi tại miền Nam. Hiện đang giao dịch ở mức 54.000 - 60.000 đ/kg.
Giá cà phê ngày 10/5: Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu
Giá cà phê hôm nay 10/5 trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%, thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.
Giá rau củ ngày 9/5: Giá rau củ tăng 2.000 đồng/kg
Giá rau củ hôm nay tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ với mức tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Với mặt hàng thực phẩm, giá ổn định.
Bình luận