Bắc Giang thu gần 7.000 tỷ đồng từ vải thiều: Kỳ tích trong gian khó
Trở thành tâm dịch Covid-19 của cả nước khi vải thiều đang vào vụ thu hoạch, tuy nhiên Bắc Giang vẫn đảm bảo trong tiêu thụ và thu về gần 7.000 tỷ đồng.
Vụ vải thiều lịch sử
Vụ vải thiều năm 2021 tại Bắc Giang được sản xuất và tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng từ đầu tháng 5/2021. Đây là thời điểm vải thiều chuẩn bị vào vụ thu hoạch với sản lượng vải được mùa đạt trên 215 nghìn tấn, cao nhất từ trước tới nay, đã đặt ra cho địa phương những khó khăn, thách thức vô cùng lớn.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, khi dịch Covid-19 bùng phát tại địa phương, lao động thời vụ từ nhiều nơi không thể đến địa bàn để phục vụ thu hoạch, chế biến, đóng gói và sản xuất các dịch vụ phụ trợ.
Tại một số thị trường nội địa có sức tiêu thụ lớn như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai bị ảnh hưởng do dịch Coivid-19 nên một số chợ đầu mối bị đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
Mặt khác, năng lực trong việc tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp tác để xuất khẩu vải thiều của doanh nghiệp, HTX của tỉnh nói riêng và trong nước nói chung sang các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU, Trung Đông... còn hạn chế.
Việc tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2021 vượt xa mong đợi. Ảnh: BGP.
Điều này đã đặt tỉnh Bắc Giang và đặc biệt là những người trồng vải vào tình thế cực kỳ cam go, rất có thể sẽ "vỡ trận" và nguy cơ đối diện với mùa vải thiều thất bát nhất trong lịch sử do những rào cản trong tiêu thụ từ công tác chống dịch Covid-19.
Trong thế khó, để có mùa vải thắng lợi, ngoài sự hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cả hệ thống chính trị và người trồng vải ở Bắc Giang cũng đã có kế hoạch chủ động từ trước và kết quả có vụ vải thành công ngoài mong đợi.
Theo đó, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ toàn tỉnh Bắc Giang năm 2021 đạt 215.852 tấn, trong đó vải chín sớm tiêu thụ đạt 58.805 tấn, vải chính vụ tiêu thụ đạt 157.047 tấn, tất cả đều tăng hơn so với mọi năm.
Riêng thị trường nội địa được quan tâm, mở rộng với tổng sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 126.552 tấn tại các địa phương như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.
Vải thiều có mặt tại hầu hết các siêu thị Big C, Mega Market, Saigon Co.opmart, Happro, Aeon, Lotte, Vinmart…, Trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối và chợ truyền thống thông qua các thương nhân, doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ.
Đặc biệt, năm 2021 vải thiều đã được bán trực tuyến trên nền tảng online như: facebook, zalo, Youtube…, hạ tầng Internet trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế như: Voso, Sendo, Tiki, Shopee, Lazada, postmark, Alibba… với số lượng lớn nhất từ trước tới nay, với sản lượng tiêu thụ đạt khoảng trên 6.000 tấn.
Đối với thị trường xuất khẩu được ổn định, quả vải đã khẳng định được thương hiệu, định vị được giá trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế gới với tổng sản lượng xuất khẩu đạt 89.300 tấn.
Vải thiều được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia như: EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, khu vực Trung Đông.
Thành quả của chủ động và sản xuất chuyên nghiệp
Theo đánh giá của tỉnh Bắc Giang, mặc dù trước những diễn biến bất lợi do dịch Covid-19 gây ra rất lớn nhưng giá vải thiều năm 2021 vẫn được duy trì ổn định từ đầu đến cuối vụ, giá vải thiều cơ bản tương đương, thậm chí có thời điểm cao hơn những năm không có dịch.
Vải thiều được bày bán tại Nhật Bản. Ảnh: BBG.
Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ của tỉnh Bắc Giang ước đạt 6.821 tỷ, trong đó doanh thu từ vải thiều ước đạt 4.274 tỷ đồng, doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.547 tỷ đồng.
Giá vải thiều xuất khẩu ổn định ở mức cao, dao động từ 30-55.000đ/kg. Giá tại một số thị trường như: Nhật Bản và EU có giá bán rất cao, khoảng từ 350-450.000đ/kg và tiêu thụ thuận lợi.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, ngay từ đầu vụ, dự đoán được diễn biến dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, UBND tỉnh Bắc Giang đã sớm đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện cho 190 thương nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam đến địa phương để thu mua vải thiều.
Chính quyền tỉnh Bắc Giang cũng đã hỗ trợ và luôn tạo điều kiện tốt nhất thông qua nhiều hình thức để các thương nhân Trung Quốc kết nối các đơn vị công ty, HTX, và doanh nhân trong nước tiến hành nhập khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc được thuận lợi.
Bắc Giang đã chủ động các kịch bản tiêu thụ vải thiều cho người dân trong mọi tình huống. Ảnh: BGP.
Ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, để sản xuất và tiêu thụ vải thiều trong điều kiện Covid-19, tỉnh Bắc Giang đã chủ động chỉ đạo các địa phương áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến như VietGAP, Global Gap, hữu cơ để nâng cao chất lượng vải thiều.
Mặt khác, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch sản xuất vải đảm bảo an toàn dịch bệnh, kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong điều kiện dịch bệnh và xây dựng kịch bản tiêu thụ vải thiều cũng như tổ chức hướng dẫn các huyện, thành phố sản xuất, sơ chế, đóng gói vận chuyện tiêu thụ vải thiều an toàn dịch bệnh.
Đồng thời chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để sản xuất và tiêu thụ vải thiều, tích cực mời gọi các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết, tiêu thụ vải thiều và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu sản phẩm, nhất là đa dạng hóa các kênh tiêu thụ, đẩy mạnh tiêu thụ thông qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội...
"Điểm mấu chốt tạo nên sự thành công chính là sự vào cuộc tích cực trong lãnh, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò tham mưu, chỉ đạo khẩn trương của các Sở, ngành được đẩy cao hơn bao giờ hết để tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều cho nông dân", ông Tùng chia sẻ.
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận