Cá mú rớt giá hơn 50% vẫn tồn hàng trăm tấn

Mọi năm giá cá mú từ 280.000-350.000 đồng/kg thì nay đã giảm hơn 50% nhưng vẫn không bán được. Nhiều hộ nuôi phải vay mượn để có tiền mua thức ăn, duy trì đàn cá chờ hết dịch.

Gần 10 tấn cá mú trong đìa của ông Nguyễn Văn Thịnh (ngụ xã Cam Hải Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã quá hạn thu hoạch hơn 2 tháng, nhưng gia đình vẫn chưa có mối nào để bán.

“Ngày nào cũng gọi điện, nhắn tin cho thương lái nhưng họ bảo chưa kiếm được mối tiêu thụ hàng. Hai tháng rồi, cá không bán được mà phải bỏ ra cả trăm triệu để mua thức ăn duy trì đàn cá”, ông Thịnh cho biết.

Giá cá mú lao dốc

Tỉnh Khánh Hòa hiện có hàng trăm hộ nuôi cá mú chung cảnh ngộ như ông Thịnh.

Gia đình ông Nguyễn Trưng Vương (xã Cam Hải Đông) có khoảng 4 tấn cá mú bông đang nuôi trong đìa. Trong đó, số cá đang đến kỳ thu hoạch nhưng chưa bán được hơn 2 tấn.

“Giờ chỉ mong bán được một ít để lấy tiền duy trì số lượng cá còn lại trong đìa. Tiền dự trữ mua thức ăn đã hết, còn nợ lãi vay thì chưa biết khi nào trả được vì cá bán không ai mua”, ông Vương buồn bã nói.

129344636_211649907186046_4452481171668852525_n.jpg

Giá cá mú đang ở mức thấp nhất so với nhiều năm qua. Ảnh: A.B.

Theo các hộ nuôi cá mú, thời điểm này năm ngoái giá cá mú giao động 280.000-350.000/kg. Nay giá đã rớt hơn một nửa mà vẫn không ai thu mua.

Khảo sát cho thấy, giá bán tại đìa chỉ còn 100.000-160.000 đồng/kg tùy loại. "Nếu bán được người nuôi như tôi sẽ lỗ vốn, đó là chưa tính công chăm sóc mấy tháng trời”, ông Thịnh cho biết.

“Hy vọng lớn nhất của chúng tôi là dịch Covid-19 nhanh được kiểm soát, các thị trường hết giãn cách xã hội và hàng hóa lưu thông. Khi đó giá cá mú sẽ cải thiện, chúng tôi thoát cảnh bán tháo dù lỗ nặng như hiện nay”, ông Thịnh mong muốn.

Theo ông Võ Văn Toàn, Phó chủ tịch UBND thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, trên địa còn tồn khoảng 200 tấn cá mú các loại. “Địa phương đang tích cực phối hợp với các ngành của huyện, tỉnh để tìm kiếm đầu ra, hỗ trợ nông dân tiêu thụ cá mú”, ông Toàn cho biết.

Một số thương lái cho hay dù giá cá mú thương phẩm rớt mạnh, nhưng vì hàng không tiêu thụ được nên ngưng thu mua 2 tháng nay.

“Cá mú chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Các thị trường này hiện giãn cách xã hội nên hàng hóa không thể lưu thông. Nếu vận chuyển hàng theo yêu cầu của những địa phương đó thì chi phí đội lên khiến thương lái chúng tôi không còn lãi nên không dám nhập hàng”, bà Hương, một thương lái cho biết.

Cũng theo các thương lái, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thì việc tiêu thụ trong tỉnh sẽ phần nào giảm được lượng cá tồn. Tuy nhiên, khó khăn lớn là việc đội chi phí do các yêu cầu an toàn về phòng chống dịch khiến họ không dám mạnh dạn nhập hàng đi bán.

“Nếu liên hệ siêu thị, cửa hàng bách hóa họ yêu cầu vận chuyển hàng tới nơi và phải có đầy đủ các giấy tờ về an toàn phòng chống dịch rất nghiêm nên cũng gặp khó trong khâu mua hàng, vận chuyển. Bán lẻ thì phải đăng ký với chính quyền địa phương, mà chưa chắc có khách hàng khi đang giãn cách xã hội như hiện nay”, bà Hương bày tỏ.

Lập điểm bán lẻ hỗ trợ nông dân

Theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, địa phương đang tồn hơn 250 tấn cá mú thương phẩm, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Cam Lâm.

“Giá cá mú xuống thấp khiến người dân gặp khó khăn. Chúng tôi cũng nắm bắt được tình hình nhưng do dịch bệnh nên khó đưa ra các giải pháp hỗ trợ người nuôi. Hiện, sở đang kết hợp với các phòng kinh tế của các địa phương để tiếp cận, giúp bà con tiếp thị sản phẩm bán ra thị trường trong tỉnh”, lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa cho biết.

mg_9948.jpg

Nhiều điểm bán lẻ được thiết lập để hỗ trợ người nuôi cá mú. Ảnh: C. Định.

Theo UBND huyện Cam Lâm, địa phương đã thành lập 3 điểm bán cá mú nhằm hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lãnh đạo huyện này cũng cho biết phương án mở điểm bán lẻ khả quan, nhưng số lượng tiêu thụ có hạn và chỉ là giải pháp tạm thời giúp ngời nuôi vượt qua khó khăn trước mắt.

“UBND huyện đã kiến nghị lên tỉnh việc quảng bá thương hiệu cá mú ra bên ngoài. Trước mắt là các thị trường lân cận như Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Lắk. Lợi thế cá mú Khánh Hòa là giá rẻ, chất lượng tốt và tự tin thu hút được thị trường”, lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm nói và cho biết khi có thị trường, giá cả nhích lên thì thương lái có thể trực tiếp làm việc với người nông dân để thỏa thuận giá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, để giúp đỡ nông dân, đơn vị này sẽ là đầu mối liên hệ, cung cấp thông tin các sản phẩm để các sở, ngành, đơn vị, địa phương giới thiệu, quảng bá hỗ trợ tiêu thụ thủy sản cho nông dân.

 

Nguồn: Theo Zing

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.