Cà phê sáng cửa nhờ giá xuất khẩu tăng
Chật vật chạm mốc 3 tỷ USD vào phút cuối năm 2021, xuất khẩu cà phê 2022 được dự báo sẽ suôn sẻ hơn nhờ cung giảm, cầu tăng, giá xuất khẩu ở mức cao.
Chăm sóc cà phê ở Lâm Đồng. Ảnh: Trần Trung.
Chạm mốc 3 tỷ USD ở 'phút cuối'
Trong nhóm các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu từ 3 tỷ USD trở lên trong năm 2021, cà phê là mặt hàng chật vật nhất. Sự chật vật của cà phê thể hiện rõ qua việc trong nửa đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng âm so với cùng kỳ 2020. Đến hết tháng 7/2021, xuất khẩu cà phê mới chỉ đạt xấp xỉ 1,8 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
Từ tháng 8/2021 trở đi, xuất khẩu cà phê mới khởi sắc trở lại. Đến hết tháng 11/2021, trị giá xuất khẩu cà phê đã đạt gần 2,7 tỷ USD. Tuy nhiên, đến thời điểm ấy, không ai nghĩ khi kết thúc năm, cà phê sẽ trở lại mốc 3 tỷ USD. Bởi ngành cà phê cần phải xuất khẩu được hơn 300 triệu USD trong tháng cuối cùng của năm mới đạt mốc này. Đây là điều không dễ dàng khi mà nhiều tháng trước đó, xuất khẩu cà phê không có tháng nào đạt trên 300 triệu USD.
Dẫu vậy, xuất khẩu cà phê trong tháng cuối cùng của năm 2021 đã có bước nhảy ngoạn mục khi đạt 169.000 tấn và 379 triệu USD, tăng 57,6% về lượng và 56,9% về trị giá so với tháng 11/2021, tăng 21,8% về lượng và tăng 49,6% về trị giá so với tháng 12/2020. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2021 vừa vặn chạm mốc 3 tỷ USD (đạt 3,073 tỷ USD), đồng thời đưa ngành cà phê quay trở lại mốc quan trọng này kể từ năm 2018.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê chế biến năm 2021 đạt 569,46 triệu USD, tăng 2,9% so với năm 2020. Việt Nam hiện xuất khẩu cà phê chế biến tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các thị trường chủ lực của cà phê chế biến Việt Nam là ASEAN, châu Âu, Trung Quốc, Mỹ.
Năm 2022 kỳ vọng vào giá xuất khẩu
Sự bứt phát mạnh mẽ của xuất khẩu cà phê trong những tháng cuối năm 2021, nhất là trong tháng 12, chủ yếu nhờ giá cà phê tăng cao trên toàn cầu, qua đó tác động tích cực tới giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Tháng 12/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.237 USD/tấn, tăng 22,8% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.966 USD/tấn, tăng 12,3% so với 2020.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh đang tiếp tục tác động tích cực tới xuất khẩu cà phê đầu năm nay. Trong tháng 1/2022, cả nước xuất khẩu được hơn 163.000 tấn cà phê, tăng 1,8% so với tháng 1/2021, nhưng so về trị giá tăng tới 32,1% khi đạt 371 triệu USD.
Trị giá xuất khẩu cà phê đạt được đầu năm nay chưa phải mức cao nhất đạt được trong tháng đầu tiên của một năm. trước đó, kỷ lục xuất khẩu cà phê trong tháng đầu năm được lập vào tháng 1/2018 với 420 triệu USD. Từ đó cho thấy hứa hẹn một năm khởi sắc, thuận lợi hơn cho xuất khẩu cà phê về giá trong năm 2022.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), năm 2021 chứng kiến sự gia mạnh mẽ của giá cà phê thế giới với mức giá trung bình đạt được 152,2 US cent/pound (1 pound = 0,45kg), tăng 41% so với 107,9 US cent/pound của năm 2020.
Bước sang tháng 1/2022, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng nhẹ 0,6% so với tháng trước lên mức 204,3 US cent/pound. Đánh dấu mức tăng trưởng trong 16 tháng liên tiếp của chỉ số giá cà phê toàn cầu. ICO cho biết, giá cà phê ổn định vào thời điểm hiện tại với trên ngưỡng 200 US cent/pound do được hỗ trợ bởi thông tin tồn kho được chứng nhận trên các sàn giao dịch cà phê tiếp tục giảm trong tháng 1, với sàn New York giảm 16,2% và London giảm 5,4%.
Sản lượng cà phê toàn cầu sẽ giảm trong năm nay. Ành: Trần Trung.
Sản lượng giảm, nhu cầu tăng
Sản lượng cà phê toàn cầu được dự báo giảm, khiến cho nguồn cung hạn chế là nguyên nhân quan trọng hàng đầu giúp cho giá cà phê tiếp tục ở mức tốt trong năm nay.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 đạt 167,5 triệu bao (loại 60 kg/bao), giảm 8,5 triệu bao (tương ứng giảm 4,8%) so với niên vụ 2020-2021. Nguyên nhân chủ yếu do cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.
Trong niên vụ 2021-2022, USDA dự báo sản lượng cà phê của Brazil giảm 13,6 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 56,3 triệu bao. Trong đó, sản lượng cà phê arabica giảm 14,7 triệu bao xuống chỉ còn 35 triệu bao do sản lượng giảm trước tác động của hạn hán, sương giá và nhiệt độ cao. Ngược lại, sản lượng cà phê robusta được dự báo tiếp tục tăng 1,1 triệu bao lên mức kỷ lục 21,3 triệu bao.
Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê của Brazil dự kiến sẽ giảm 11,7 triệu bao xuống còn 30 triệu bao và dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ giảm 500.000 bao còn 2,9 triệu bao. Tiêu thụ cà phê của Brazil dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 23,7 triệu bao.
Bên cạnh sự sụt giảm sản lượng, các nhà xuất khẩu Brazil cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thuê tàu chở hàng và container, trong khi các chuyến hàng thường xuyên bị hoãn và hủy từ các công ty vận chuyển.
Do khối lượng cà phê xuất khẩu của Brazil được dự báo giảm mạnh, nên xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 3,8 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 117,2 triệu bao.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng 1,5 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng chủ yếu tại Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil. Tiêu thụ tăng trong khi sản lượng sụt giảm, tồn kho cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống 30 triệu bao, mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Niên vụ 2020/21, khoảng 167,3 triệu bao (60kg) cà phê được tiêu thụ trên toàn cầu, tăng so với 164,1 triệu bao niên vụ 2019/2020.
Một báo cáo nghiên cứu thị trường đưa ra nhận định, trong giai đoạn 2021-2025, thị trường cà phê toàn cầu tăng trưởng bình quân 7,6%. Các yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số tiêu thụ cà phê ngoài gia đình, đô thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử, tăng thu nhập thế hệ Z, tăng sở thích cà phê hòa tan, nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường.
Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021-2022 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sẽ phục hồi sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước. Cụ thể, sẽ tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao.
Tuy nhiên, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng cà phê Việt Nam năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 5 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong năm 2021 là Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Nhật Bản. Cà phê Việt Nam nhìn chung còn chiếm thị phần khiêm tốn tại 5 thị trường này. Cụ thể, Việt Nam hiện chiếm 4,52% ở Mỹ; 11,29% ở Đức; 1,86% ở Pháp; 1,03% ở Canada; 14,93% ở Nhật Bản.
Chính vì vậy, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho rằng, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu sang các thị trường lớn nhất. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất.
Điều đáng mừng là cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đang có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, giúp quảng bá và kết nối sản phẩm cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận