Cam hữu cơ giá cao kỷ lục 10 năm trở lại đây

Giá cam hữu cơ huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) được thu mua tại nhà vườn lên tới 28.000 đồng/kg, mức giá cao kỷ lục 10 năm trở lại đây.

watermark_2-1015_20220116_986-134835.jpeg

Các sản phẩm cam hữu cơ của huyện Hàm Yên đều có tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Đức Hùng.

Vụ cam sành tạ Tuyên Quang năm nay khá được giá. Hiện giá thu mua cam thường tại nhà vườn được thương lái trả từ 8.000 đến 12.000 đồng/kg tùy mẫu mã. Thế nhưng, giá cam hữu cơ đạt 28.000 đồng/kg, gấp đôi cam thông thường.

Gia đình anh Hoàng Đức Hùng, thôn 2 Thuốc Thượng, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên trồng cam theo hướng hữu cơ từ năm 2017 với diện tích 1ha. Qua 5 vụ trồng cam theo hướng hữu cơ, năm nào cam của gia đình anh anh cũng được giá và dễ tiêu thụ hơn trồng cam thông thường.

Anh Hưng cho biết, so với trồng cam thông thường, trồng cam hữu cơ khó khăn hơn. Từ khâu chăm sóc, lựa chọn phân bón là các chế phẩm sinh học và phân chuồng hoai mục làm phân bón và phòng trừ sâu bệnh đều tốn công hơn, năng suất thấp hơn.

Tuy nhiên, đổi lại, quá trình chăm sóc người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, phân bón hóa học độc hại nên người chăm sóc hạn chế bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi cam được thu hoạch, tiêu thụ cũng thuận lợi hơn.

Những vụ trước, khi cam thông thường người ta không bán được hoặc bán chỉ 3.000 đến 5.000 đồng/kg thì cam hữu cơ vẫn bán được hơn 15.000 đồng/kg.

Vụ năm nay, vườn cam 1ha của gia đình anh Hùng cho thu hoạch hơn 13 tấn quả. Ngay từ đầu vụ, các đầu mối cam ở siêu thị tại Hà Nội, TP.HCM đã đến vườn đặt mua với giá 28.000 đồng/kg, trong khi đó 4ha cam còn lại của gia đình anh nhưng trồng thông thường chỉ được trả giá 9.000 đến 12.000 đồng/kg. Sang vụ năm 2022, gia đình anh Hùng tiếp tục tục mở rộng diện tích trồng cam hữu cơ.


Cũng giống như gia đình anh Hùng, tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên hiện có 16 hộ tham gia mô hình trồng cam hữu cơ với diện tích gần 20ha. Nhiều hộ có đến 2ha cam hữu cơ. Năm nay cam mất mùa nên thương lái vào thu mua rất đồng. Cam của các hộ gia đình ngoài trồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn có tem truy xuất nguồn gốc và được công nhận đạt 4 sao OCOP. Vụ cam năm nay, trừ chi phí trung bình mỗi ha cam trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ người dân thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

watermark_3-1014_20220116_770-134836.jpeg

Cam hữu cơ ở Tuyên Quang có giá 28.000 đồng/kg tại vườn, mức giá cao kỷ lục kể từ 10 năm trở lại đây. Ảnh: Đào Thanh.

Toàn huyện Hàm Yên có diện tích hơn 24ha trồng theo hướng hữu cơ, trong đó diện tích cam hữu cơ là hơn 18ha, còn lại là hữu cơ chuyển đổi. Diện tích cam này tập trung chủ yếu tại thị trấn Tân Yên, xã Tân Thành, xã Nhân Mục.

Tổng sản lượng cam hữu cơ ước đạt khoảng 80 tấn. Đến thời điểm này, các nhà vườn đã bán được khoảng 30% sản lượng cho hệ thống các nhà hàng, siêu thị tại Hà Nội, TP. HCM... trong đó thị trường TP. HCM tiêu thụ chiếm 70% sản lượng.

Ông Trần Hải Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang cho biết, trồng cam hữu cơ nông dân được hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và xúc tiến thương mại và kết nối thị trường. Khi trái cam được thu hoạch, ăn có vị đậm đà hơn và lâu bị thối mốc hơn so với trồng cam theo mô hình thông thường. Các tổ, nhóm cũng buộc các thành viên đều phải có tem truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, minh bạch về thông tin.

Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 6.400ha cam, sản lượng ước đạt 83.000 tấn. Giữ vững thương hiệu, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho người trồng cam, ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang và các đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh phát triển các mô hình trồng cam theo hướng nông nghiệp tốt, VietGAP, hữu cơ.

Huyện Hàm Yên đã thành lập tổ công tác kiểm tra dọc tuyến quốc lộ sau vụ cam để kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ cam bán trên địa bàn. Chính quyền địa phương cũng tiến hành kiểm tra gắt gao trước, trong và cả sau vụ cam, đảm bảo người trồng cam không sử dụng hóa chất để bảo quản cam.

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.