Chi phí thức ăn chăn nuôi trong ngành thịt đang ra sao?

Chi phí thức ăn cho bò thịt thấp nhất, tiếp đến là lợn. Nhưng đắt đỏ nhất chính là gia cầm vì đòi hỏi nguồn thức ăn có đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng.

photo1622107374513-16221073746081923594068-161715_316.jpg

Chi phí thức ăn cho bò thịt đang thấp nhất vì tận dụng được nguồn thức ăn khô và ủ chua. Ảnh: Getty

Các nghiên cứu được tiến hành từ cuối năm 2020 đến nay (đã tính đến các tác động liên quan đến đại dịch COVID-19 tại Mỹ) cho thấy, chi phí đầu vào tăng đã có lúc đẩy giá thịt bò đạt đỉnh cao hơn tới 50%, giá thịt lợn cao nhất lên tới 70% và giá gà thịt tăng 60%. Trong đó động lực chính khiến giá thịt tăng chính là chi phí thức ăn, chiếm từ 40% đến 60% tổng chi phí sản xuất ba loại thịt phổ biến này.

37511226-16399371494370155_origin-161950_201.jpeg

Biểu đồ mô tả biên độ giá cả các mặt hàng ngô, khô dầu đậu tương và giá bán buôn thịt bò, thịt lợn và thịt gà từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021. Nguồn: USDA

Đề cập đến hệ số chuyển đổi thức ăn, bò thịt là thấp nhất do tiêu thụ rất nhiều cỏ khô và thức ăn ủ chua tương đối rẻ tiền (ngoại trừ bò đực giống thuần thục mỗi con cần khoảng 6 kg thức ăn cho 1 kg trọng lượng cơ thể). Tiếp đến thức ăn cho lợn đắt hơn khi cần khoảng 3 kg thức ăn cho 1 kg thể trọng.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) được định nghĩa là là số kilôgam thức ăn phải tiêu tốn để thu được 1kg thành phẩm (thịt, trứng, sữa, cá, tôm…), rất quan trọng trong ngành chăn nuôi.

Theo đó, thức ăn cho gà thịt là đắt nhất vì nó yêu cầu hàm lượng các chất dinh dưỡng (protein và năng lượng) cao nhất nhưng hiệu suất chuyển hóa thức ăn của gà thịt là hiệu quả nhất vì chỉ cần 1,7 kg thức ăn là có thể đạt được 1 kg thể trọng.

Do thịt bò, thịt lợn và thịt gà được bán trên cơ sở trọng lượng thân thịt (sau khi trừ đi tỷ lệ phần trăm lông móng và những thứ bỏ đi) thì hiệu suất chuyển đổi thức ăn thực tế còn khoảng 60% đối với bò, 72% đối với lợn và 71% đối với gà.

Khẩu phần thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là ngô và khô đậu tương có sự khác biệt đáng kể giữa bò, lợn và gà thịt, khi bò và lợn giai đoạn nuôi vỗ đều chiếm khoảng 70% ngô, trong khi gà thịt là khoảng 60% và cần thêm khoảng 30% bột đậu nành trong khẩu phần ăn của chúng. Ngược lại, một khẩu phần ăn của lợn đang phát triển chứa khoảng 20% ​​khô dầu đậu nành và bò thịt hầu như không cần tời bất kỳ lượng bột đậu nành nào vì có sẵn các nguồn protein rẻ hơn.

Dưới đây là các tính toán cụ thể:

Ví dụ về chi phí ngô và khô đậu tương để sản xuất ra 1 kg thịt lợn vào tháng 8 năm 2020 lấy tỷ lệ % thức ăn bắp (ngô) nhân với số kg thức ăn cần thiết sẽ cho ra lượng bắp cần cho 1 kg thịt lợn. Cụ thể là (0,70 X 3)/. 72 = 2,92 kg và tiếp tục làm phép tính chi phí giá ngô để tạo ra thịt là (2,92 X $ 0,123) + (0,83 X $ 0,325) = 0,63 USD.

3-162456_863.jpeg

Biểu đồ mô tả sự thay đổi giá ngô và khô đậu tương tác động đến sự thay đổi của chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg thịt bò, thịt lợn và thịt gà vào thời điểm từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2021. Nguồn: USDA

Ảnh hưởng của việc thay đổi giá ngô và khô đậu tương đối với chi phí sản xuất thịt tương đối được thể hiện trong biểu đồ 2. Lưu ý rằng chi phí thức ăn chịu ảnh hưởng đối với giá ngô và khô đậu tương nhiều hơn. Ví dụ, chất béo hoặc dầu đôi khi được bổ sung thêm một lượng nhỏ vào thức ăn chăn nuôi để tạo thêm năng lượng và giá của nó đã tăng 100% trong năm ngoái. Đây cũng là một phần của câu chuyện lạm phát, đặc biệt đối với ngành sản xuất thịt lợn và thịt gà, nhưng tác động tương đối nhỏ.

Kết quả cho thấy thịt bò có giá trị cao nhất và gà thịt có mức tăng chi phí sản xuất thấp nhất do giá thức ăn là ngô và khô đậu tương cao hơn. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì hiệu suất chuyển hóa thức ăn kém hơn (6: 1) đối với thịt bò; đối với gà thịt (1,7: 1) còn lợn ở giữa với hiệu suất sử dụng thức ăn là (3: 1).

Điều này đơn giản nói lên rằng thịt bò nên đắt hơn thịt lợn, thịt gà, và tất nhiên điều này luôn xảy ra. Biểu đồ 1 cho thấy giá thịt bò, thịt lợn và gà thịt tăng khi giá ngô và khô đậu tương tăng, mặc dù cả giá thịt bò và thịt lợn đều giảm gần đây do giá ngô và khô dầu đậu tương giảm.

Ngược lại, giá gà thịt vẫn duy trì ở mức cao của mùa hè năm 2021 và có lẽ điều này đã tạo cơ hội tăng tỷ suất lợi nhuận cho ngành chăn nuôi gia cầm.

37511226-1639937150024081_origin-162317_69.jpeg

Biểu đồ mô tả biên lợi nhuận tăng thêm ($ / kg) do giá thịt bò, thịt lợn và thịt gà thịt cao hơn sau khi trừ đi chi phí (giá ngô và khô đậu tương cao hơn) giai đoạn từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021. Nguồn: USDA

Kết quả trong biểu đồ cuối cùng cho thấy lợi nhuận bền vững vượt trội đối với gia cầm so với thịt bò và thịt lợn do tác động lạm phát lên chi phí sản xuất thịt. Các con số âm vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 phản ánh rằng ngành công nghiệp thịt đã không thể tăng giá đủ nhanh để bù đắp sự gia tăng của chi phí thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên câu hỏi hiện nay khi giá thịt tăng lên theo nhu cầu là gì? Có thể còn quá sớm để nói nhưng chúng ta biết rằng nhu cầu gia cầm không co giãn về giá hơn thịt bò hoặc thịt lợn, đơn giản vì nó hầu như luôn là loại thịt rẻ nhất.

Mấu chốt của phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của việc tăng giá ngô và khô đậu tương gần đây đối với bản chất lạm phát của chi phí thức ăn chăn nuôi để các công ty có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác.

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp thịt nhìn chung không có nhiều cơ hội đầu tư đa dạng và nó đang có xu hướng được kiểm soát bởi các công ty tư nhân . Do ngành công nghiệp này hầu hết đã hội nhập nên có quyền kiểm soát toàn bộ quy trình từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi (chủ yếu thông qua hợp đồng với người trồng), giết mổ và chế biến thịt. Một số công ty thậm chí có quyền kiểm soát cả khâu sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và bán lẻ sản phẩm thịt.

Tuy nhiên trong số 20 công ty sản xuất thịt và gia cầm hàng đầu ở Mỹ, chỉ có 7 công ty được giao dịch công khai trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ và con số đó sẽ sớm giảm xuống còn 5.

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.