Cửa khẩu ùn tắc nông sản, nhà kho ở Long An bất ngờ hủy hợp đồng
Việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn khi lưu thông qua cửa khẩu Tân Thanh đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thanh long tại Long An.
Kho bất ngờ hủy hợp đồng, thương lái bức xúc
Ngày 29.12, một số thương lái tỏ ra bức xúc trước việc kho Hoa Cương (Công ty TNHH trái cây Hoa Cương đóng tại xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) ra thông báo sẽ đóng cửa không hoạt động từ ngày 28.11 âm lịch (31.12.2021) đến 04.01 âm lịch (04.02.2022) và hủy tất cả các hợp đồng thu mua thanh long đã thỏa thuận trước đó.
Việc tiêu thụ thanh long ở Châu Thành năm qua gặp nhiều khó khăn. Ảnh: An Long
Thương lái Nguyễn Thị Ngọc Thảo bức xúc: "Theo thỏa thuận với kho, tôi đã đặt cọc mua thanh long từ nhà vườn với số vốn bỏ ra 1,5 tỉ đồng. Nếu kho bất ngờ hủy ngang không thu mua thanh long thế này thương lái sẽ thiệt hại lớn. Tôi mong muốn kho chia sẻ khó khăn với thương lái".
Bà Nguyễn Thị Bé, một thương lái khác cho biết thêm: "Kho Hoa Cương là một trong những kho thanh long lớn nhất trong huyện. Thương lái chúng tôi sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng kho, nhưng việc hủy các hợp đồng bất ngờ như thế này là không được, trong khi một số kho khác vẫn thu mua sau khi thương lượng về giá". Sau nhiều giờ đồng hồ trao đổi, giữa thương lái và đại diện kho vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
Chiều 29.12, ông Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (tỉnh Long An) - xác nhận thông tin và cho biết: “Cũng vì lý do không xuất được hàng sang Trung Quốc qua cửa khẩu nên mấy ngày nay, Công ty TNHH trái cây Hoa Cương cũng gặp rất nhiều khó khăn với các đơn hàng, hợp đồng đã ký kết trước đó. Nếu thu mua thì rất khó tiêu thụ nên gần đây công ty này đã hủy hợp đồng thu mua thanh long từ thương lái”.
Theo ông Khải, trước tình trạng vận chuyển nông sản qua cửa khẩu đường bộ đang gặp nhiều khó khăn nên huyện Châu Thành cũng đang tích cực phối hợp với các ngành, doanh nghiệp tìm kiếm thị trường khác. Đồng thời, đang tính sẽ vận chuyển thanh long xuất khẩu qua hệ thống cảng, đường biển.
Nông dân đứng ngồi không yên
Được biết, Công ty TNHH trái cây Hoa Cương là đơn vị có hệ thống nhà kho thanh long lớn nhất huyện Châu Thành. Trước việc nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc khiến việc tiêu thụ thanh long gặp nhiều khó khăn. Việc kho bất ngờ hủy hợp đồng khiến nông dân có thanh long đang và gần vào đợt thu hoạch càng thêm lo lắng.
Người trồng thanh long ở huyện Châu Thành lo lắng khi nhà kho hủy hợp đồng. Ảnh: An Long
Nông dân Nguyễn Văn Hoàng 59 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Xuân B, xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành cho biết: Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc thu hoạch, tiêu thụ thanh long ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra. Đợt trước, nhà ông Hoàng có 1,5ha thanh long thu hoạch đúng vào thời điểm dịch diễn biến phức tạp (tháng 7) nên giá bán rất thấp, không có lãi.
Nông dân Nguyễn Văn Hoan (ấp Vĩnh Xuân B, xã Dương Xuân Hội) cho biết thêm: Có những năm cây thanh long mang lại giá trị rất cao, lợi nhuận 200 đến 300 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh nên nông dân không có lãi, thậm chí bị thua lỗ vì giá quá thấp, đầu ra rất khó khăn. Như trong tháng 7, 8 thanh long ở huyện vào vụ thu hoạch rộ nhưng có những hộ đành phải cắt bỏ vứt tại gốc. Lý do giá thấp, hơn nữa nhân công cũng khan hiếm và phải thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch.
Trong tháng 8, huyện Châu Thành có khoảng 25.000 tấn thanh long thu hoạch nhưng rất vất vả trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, cũng nhờ có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đặt mua để làm từ thiện, cấp phát cho người dân trong khu cách ly, vùng phong tỏa nên đỡ được phần nào.
Toàn huyện Châu Thành hiện có hơn 9.000ha thanh long, mỗi năm cho sản lượng trái 294.000 tấn. Những năm qua ở huyện cũng có một số HTX thanh long ra đời, hoạt động và tạo được những chuyển biến góp phần quan trọng vào thay đổi sản xuất theo quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp các các thành viên tham gia vào sản xuất được thu mua, bớt lo lắng về đầu ra tiêu thụ. Tuy nhiên, những HTX hiện tại vẫn còn yếu về nhân lực, điều hành, hoạt động chưa vào nề nếp nên cần phải củng cố lại. Cũng có 1 số HTX tìm được nguồn đầu ra tiêu thụ sản phẩm nhưng chưa nhiều.
“Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục khuyến khích nông dân sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh, phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Huyện tiếp tục củng cố, phát triển hợp tác xã, liên kết chặt chẽ với DN để có đầu ra ổn định, bền vững hơn. Địa phương rất mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ngành, nhất là tìm kiếm, kết nối để trái thanh long ở huyện có đầu ra ổn định”, ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết.
Nguồn: Theo báo Lao động
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận