Đa dạng hóa giống hoa phục vụ thị trường Tết

Người trồng hoa ở Bình Định trồng các giống khác nhau để phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Cúc bị tuột lá chân
Dạo quanh những khu vực chuyên trồng hoa cúc bán Tết ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định), đến đâu chúng tôi cũng thấy những chủ nhà vườn đang tất bật với việc phun thuốc cho những chậu cúc đã được 2 tháng rưỡi tuổi.

Anh Huỳnh Thanh Dân (45 tuổi), người đã có thâm niên 15 năm trồng hoa cúc bán Tết ở phường Bình Định, than thở: “Thời tiết năm nay tệ quá, mưa lớn kéo dài đã khiến hầu hết những chậu cúc Tết đều lâm bệnh vàng lá, tuột lá chân. Cúc mà bị tuột lá chân chậu hoa sẽ trống hoác phía dưới chậu, sẽ chẳng ai thèm mua. Quan niệm của người tiêu dùng hoa chơi Tết là phải đủ đầy để mang lại điều may mắn. Do đó, hiện các chủ nhà vườn đang hối hả trị bệnh cho cúc”.

1-102252_517.jpg

Anh Huỳnh Thanh Dân ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định) đang bơm thuốc trị bệnh tuột lá chân cho 300 chậu cúc của anh. Ảnh: V.Đ.T

Nghe dự báo thời tiết ở Bình Định năm nay mưa muộn và sẽ kéo dài nên anh Dân đã bơm phòng thuốc phòng bệnh tuột lá chân cho 300 chậu cúc của mình nhưng vẫn không thoát bệnh, sau đợt mưa lớn những ngày giữa tháng 11 vừa qua, những chậu cúc của anh đã có hiện tượng vàng lá chân, anh phải mua 3-4 loại thuốc trộn lại để phun trị bệnh cho cúc.

“Năm nay người dân ai nấy đều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 kéo dài không làm ăn được, tiền đã không có, Tết đến muốn mua chậu hoa chưng trong nhà để xua đuổi xui rủi cũng phải trăn trở lắm, nên muốn tiêu thụ được thì chậu hoa phải hoàn thiện”, anh Huỳnh Thanh Dân chia sẻ.

Chỉ những bóng đèn treo lủng lẳng trên những chậu cúc, anh Dân giải thích thêm: “Sau khi xuống giống cúc, các chủ nhà vườn đồng thời dựng giàn đèn. Khoảng nửa tháng sau khi trồng, đêm đến, những bóng đèn được chong sáng suốt đêm để “ru” cúc ngủ nhằm giúp cúc không đóng búp sớm. Đến khoảng cuối tháng 10 âm lịch các chủ nhà vườn mới cắt điện, lúc ấy cúc mới đóng búp, hoa sẽ nở kịp Tết, đây cũng là yếu tố để hoa bán được giá”.

2-102251_937.jpg

Những chậu cúc mâm xôi có giá rẻ sẽ phù hợp với túi tiền người tiêu dùng trong bối cảnh khó khăn. Ảnh: V.Đ.T

Những ngày này Bình Định vẫn chưa hết mưa, trời âm u buồn tẻ, thế nhưng ở những vườn cúc không khí lao động như được hâm nóng với những công việc chăm sóc để những chậu cúc đạt mức hoàn thiện nhất chuẩn bị phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Đa dạng hóa giống hoa
Những năm trước đây, năm nào anh Trần Bảo Diệp ở thị trấn Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân, Bình Định), Giám đốc HTX Công nghệ cao La'sfarm, cũng trồng hàng ngàn chậu hoa ly để bán Tết. Thế nhưng năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, anh Diệp không trồng chậu ly nào mà chỉ trồng cúc cành để cắm bình và trồng giống hoa ly lùn cũng để bán cành. “Những giống hoa nói trên có giá bán thấp, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh nên không lo lắm về khâu tiêu thụ”, anh Diệp chia sẻ.

Theo anh Diệp, hoa cúc cành trồng ngoài đất, chi phí đầu tư không nhiều, quy trình chăm sóc cũng đơn giản. 1.000 cây cúc chỉ tốn 250.000đ tiền mua giống, trong quá trình chăm sóc cần chong điện để cây cúc không ra búp sớm và phát triển cây cao giúp người tiêu dùng có thể cắm được vào những bình hoa có chiều cao.

3-102253_372.jpg

Chị Sơn ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định) đang chăm những chậu cúc pha lê cỡ nhỏ giá chỉ 100.000đ/chậu, bằng 1 nửa so với chậu cúc cỡ 40cm. Ảnh: V.Đ.T

Năm nay anh Diệp trồng 25.000 cây cúc và 700 chậu hoa ly lùn cắt bán cành. Để thu hoạch cuốn chiếu, anh Diệp xuống giống trước 15.000 cây cúc và hiện đang tiếp tục xuống giống 10.000 cây nữa. Lứa cúc xuống giống trước sẽ được cắt bán dịp rằm tháng Chạp, lứa đang xuống giống sẽ bán vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nếu vào 2 dịp trên bán không hết, thì cúc sẽ được lưu trên đất để rằm tháng Giêng năm sau cắt bán tiếp.

“Năm ngoái, cúc cành bán sỉ giá 5.000đ/cành, hoặc bó thành bó, mỗi bó từ 3-5 cành tùy lớn nhỏ bán giá sỉ 15.000đ/bó. Giá cúc cành ở Bình Định tùy thuộc vào lượng hoa từ Đà Lạt đưa xuống. Năm nào hoa Đà Lạt xuống ít thì cúc cành ở Bình Định bán được 15.000đ/bó, năm nào Đà Lạt xuống nhiều hoa thì giá hạ, chỉ còn 12.000đ/bó. Còn ly lùn bán sỉ giá mùa Tết 45.000đ-50.000đ/bó (3 cây)”, anh Diệp cho hay.

Làng hoa Bình Lâm ở xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước, Bình Định) những năm trước đây phần lớn trồng hoa cúc bán Tết, nhưng năm nay cũng giảm trồng hoa cúc, chuyển sang trồng các giống hoa mới, có giá bán thấp để đáp ứng thị trường trong bối cảnh khó khăn.

4-102259_525.jpg

Bình Định trời vẫn còn mưa nhưng nhà vườn vẫn đang hối hả chăm sóc những chậu cúc cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: V.Đ.T

Theo ông Văn Tấn Thành ở thôn Bình Lâm, năm nay ông chỉ xuống giống khoảng 300 chậu cúc pha lê, chủ yếu chỉ làm loại chậu cỡ vừa và nhỏ. Thay vào đó ông tập trung đầu tư trồng 1 số giống hoa mới như hoa đồng tiền “chân dài” chuyên để cắm bình, cúc ruby 7 màu, păng xê… “Năm nay khó khăn, nhưng người tiêu dùng vẫn sẽ mua hoa chưng Tết, nhưng họ sẽ chọn những chậu cúc loại nhỏ, hoặc chuyển sang những loại hoa ít tiền mà vẫn rực rỡ sắc màu. Do đó, năm nay tôi trồng nhiều hoa păng xê cỡ nhỏ để treo dây trang trí hoặc để bàn với giá rẻ để dễ tiêu thụ”, ông Thành chia sẻ.

“Được UBND huyện Hoài Ân hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng rau công nghệ cao, để cung ứng nguồn rau xanh dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tôi chuẩn bị xuống các giống rau sú lơ xanh, cải, xà lách, khổ qua, dưa leo… Tất cả các loại rau nói trên đều được trồng theo công nghệ cao, tưới nhỏ giọt và bón phân tự động như trồng dưa lưới”, anh Trần Bảo Diệp, Giám đốc HTX Công nghệ cao La'sfarm ở huyện Hoài Ân cho biết.

 

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.