Đu đủ Tết mất mùa do thời tiết khắc nghiệt, nhà vườn "mất ăn mất ngủ"

Do thời tiết năm nay không ủng hộ nên các nhà vườn trồng đu đủ cảnh bị thất thu lớn, thậm chí mất trắng.

Nếu như thời điểm này hàng năm nhà vườn trồng đu đủ tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tấp nập thương lái ra vào thì năm nay lại thưa vắng một cách lạ thường. Hầu hết các hộ đều trong tình trạng bỏ cây, úp chậu.

"So với những năm trước thì số lượng cây ở vườn tôi hiện chỉ bằng 1/10", chủ vườn Hoàng Đình Chính (Văn Giang, Hưng Yên) thở dài.

Mọi năm thời tiết mưa sớm, đến tháng 11 mưa phùn khiến đu đủ "trỗ mã". Sang năm nay lại không mưa, cộng thêm sương muối dày đặc huỷ hoại hết lá dẫn đến cây bị hủi, phải đổ bỏ.

duu.jpg


  Cận cảnh lá đu đủ bị sương muối huỷ hoại. Nhiều cây đã phải di chuyển sang chỗ khác để tránh lây lan, thậm chí không chữa được phải đổ bỏ.

Anh Chính kể: "Năm ngoái nhà tôi trồng được cây đu đủ "gia đình sum vầy", có thể gọi là đẹp nhất từ khi làm nghề đến giờ. Thế nhưng năm nay hầu như không có cây nào có dáng phá cách hết".

du-du-bon-sai-4-01.jpg

Cây đu đủ “gia đình sum vầy” độc nhất vô nhị trong vườn nhà anh Chính vào Tết 2021, được trả giá tới 25 triệu đồng. Ảnh: Trang Thiều

Để sở hữu một gốc đu đủ bonsai trĩu quả phải mất ít nhất 7 tháng chăm sóc, uốn thế, tạo dáng từ khi cây còn nhỏ. Thời điểm tốt nhất để trồng là bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 Âm lịch để kịp thu hoạch vào dịp Tết.

Vì thế nên phải đổ bỏ, úp chậu như hiện nay khiến nhà vườn không khỏi xót xa. Không chỉ gây lỗ nặng mà còn mất trắng hoàn toàn công sức chăm bón suốt thời gian dài.

z3031476771990_0e787.jpg

  Một số cây đu đủ may mắn còn sót lại.

Đồng cảnh ngộ, vườn nhà anh Giang Văn Lợi (Văn Giang, Hưng Yên) từ 70 cây đu đủ ban đầu thì nay chỉ còn giữ được 45 cây. Một số thì ít quả, số khác vẫn phục vụ được cho ngày Tết.

Anh Lợi cho biết, giai đoạn đậu hoa, chớm ra quả là thời điểm dễ có nguy cơ bị bệnh nhất. Khi đó anh đã phải nhổ đi rất nhiều và cấy cây khác vào thay thế. Đến gần đây thì sương muối dày đặc khiến cây bị hủi, còi cọc nên bà con đều chịu tổn thất nặng nề.

z3031476678991_a5834.jpg

Đu đủ bonsai có thể chơi tận đến tháng 3, tháng 4 năm sau. Quả chín có thể ăn ngay vì cây trồng hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Quả của cây có thể nặng đến 5kg, không hạt và có vị ngọt thanh mát. Ảnh: Ngô Cường

Anh Lợi cho biết một cây đu đủ tại vườn có giá thấp nhất từ 6 - 7 triệu đồng, nhiều cây lên tới 20 triệu đồng. Tuy nhiên, do mất mùa nặng nên giá năm nay dự báo sẽ tăng mạnh, có thể cao hơn năm trước từ 3-7 triệu đồng/cây.

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.