Gắn kết sản xuất và tiêu thụ cho sản phẩm dứa
Hiện nay, huyện Tân Phước đã xây dựng được vùng trồng dứa chuyên canh trên 15.100 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
Trong số đó có trên 13.600 ha đang cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 20 tấn quả/ha. Từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương đã thu hoạch đạt sản lượng trên 245.000 tấn dứa quả cung ứng thị trường.
Nông dân thu gom dứa bán cho thương lái. Ảnh: Nam Thái/TTXVN
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước Huỳnh Văn Bườn, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh cây dứa vùng Đồng Tháp Mười, địa phương chú trọng định hình vùng sản xuất chuyên canh, chuyển giao khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa gắn với tổ chức mạng lưới thu mua, tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất – tiêu thụ. Đồng thời, sơ chế, chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ trái dứa, giúp giải quyết đầu ra sản phẩm, nông dân ổn định cuộc sống.
Hiện nay, với kỹ thuật xử lý cho trái theo ý muốn được ngành nông nghiệp đúc kết, chuyển giao và nông dân đang áp dụng một cách rộng rãi đã tạo nên cuộc cách mạng trên lĩnh vực thâm canh cây trồng đặc sản. Nhờ vậy, dứa Tân Phước cho thu hoạch gần như quanh năm. Từ đó, giảm được nguy cơ được mùa, mất giá do mất cân đối cung cầu thị trường nông sản, nông dân an tâm đẩy mạnh sản xuất, thâm canh.
Mặt khác, thời gian gần đây, mạng lưới thu mua, tiêu thụ trái dứa được mở rộng gắn với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của vùng chuyên canh. Thống kê của ngành chức năng cho thấy, toàn huyện hiện có mạng lưới 8 hợp tác xã liên kết thu mua, tiêu thụ dứa cho bà con nông dân. Đồng thời, có 19 vựa thu mua trái dứa cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong nước hoặc doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đảm bảo đầu ra cho trái dứa khi đến kỳ thu hoạch. Bà con rất an tâm sản xuất.
Gần đây, cùng với việc thu hoạch và bán trái tươi thì việc sơ chế, chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ trái dứa phục vụ nhu cầu thị trường, nâng giá trị nông sản hàng hóa cũng được địa phương hết sức chú trọng. Từ trái dứa tươi, người dân địa phương chế biến ra nhiều sản phẩm như: kẹo dứa, nước màu dứa, nước giải khát từ trái dứa… và đưa ra phục vụ thị trường. Qua đó, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn vừa tạo ra giá trị gia tăng từ trái dứa chủ lực vùng Đồng Tháp Mười.
Ngoài ra, việc trồng dứa chuyên canh gắn trong các mô hình kinh tế tổng hợp như: vườn - ao - chuồng cũng giúp nhiều nông hộ tạo dựng cơ nghiệp bền vững. Điển hình như ông Nguyễn Văn Ngự, cư ngụ tại xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước. Gia đình ông kết hợp chăm sóc 3,2 ha chuyên canh dứa với xây cất chuồng trại chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, nuôi bò; dưới ao thả cá… Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình ông còn thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng, trở thành tỷ phú nông thôn vùng Đồng Tháp Mười.
Theo ông Ngự, với việc đầu tư vùng chuyên canh gắn kết với mạng lưới thu mua, tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm cung ứng thị trường đã mở ra hướng đi mới, bền vững giúp nông dân trồng dứa làm giàu nhanh và nông nghiệp, nông thôn Đồng Tháp Mười ngày càng giàu đẹp, thịnh vượng hẳn lên.
Đáng mừng là trong những ngày qua, khi tỉnh đang dần trở lại trạng thái bình thường mới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị định 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, các hoạt động sản xuất, đời sống tại huyện vùng Đồng Tháp Mười duy nhất tỉnh Tiền Giang là Tân Phước đang được khôi phục và phát triển. Đặc biệt, giá nông sản các loại có xu hướng tăng khá, nhất là giá dứa thương phẩm bởi việc đi lại, giao thương, thu mua, tiêu thụ nông sản thuận lợi.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, trong những ngày đầu tháng 11, giá dứa thương lái thu mua tại ruộng bình quân từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha dứa thu hoạch đúng thời điểm hiện nay đạt giá trị sản xuất từ 90 - 100 triệu đồng, trừ chi phí nông dân còn lãi ròng từ 50 - 60 triệu đồng.
Nguồn: Theo TTXVN
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận