Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk sắp chạm mốc 42.000 đồng/kg, Tây Nguyên đón mưa, người vui, kẻ buồn

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tiến sát mốc 42.000 đồng/kg. Trong tuần qua, cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã tăng thêm 1.000 đồng/kg. Những ngày qua, nhiều địa phương tại Tây Nguyên xuất hiện những trận mưa. Nông dân người vui, kẻ buồn.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tiến sát mốc 42.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk được mua ở mức 41.800 đồng/kg. Mức giá này được giữ nguyên kể từ đợt tăng giá nhẹ hôm 19/3 với mức tăng 400 đồng/kg. Như vậy, trong suốt tuần qua, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã tăng thêm được 1.000 đồng/kg.

edit-caphe1-1647745728285809763442-16477459627341359999412.jpeg


Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tiến sát mốc 42.000 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.

Mặc dù mức tăng này không nhiều nhưng đối với nông dân, điều này giúp họ giảm bớt phần nào áp lực khi giá xăng dầu, phân bón tăng cao.

"Sáng nay, tôi đã chốt bán 1 tấn cà phê. Thời điểm cà phê chạm mốc 43.000 đồng, gia đình vẫn chưa thu hoạch. Sau khi thu hoạch, giá cà phê thay đổi thất thường khiến tôi rất lo lắng. Do đó, khi thấy mức giá "chấp nhận được", tôi đã chốt bán để lấy tiền trang trải. Bao nhiêu thứ đang cần phải lo, được thêm một đồng vẫn quý"- ông Nguyễn Công Phong (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) nói.

Tại Tây Nguyên, trong suốt tuần qua, giá cà phê Robusta cũng đồng loạt tăng lên thêm 1.000 đồng/kg. Nếu tuần trước, cà phê Robusta ở Lâm Đồng chỉ ở sát mốc 40.000 đồng thì hôm nay đã tăng lên 41.200 đồng/kg.

cf-1647745794825490404485-16477459627522019030580.jpeg

Nhiều vùng tại Tây Nguyên vẫn đang hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua. Ảnh: Duy Hậu.

Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, cà phê Robusta đang có mức giá trung bình là 41.700 đồng/kg. Trong khi nhiều nông dân "chấp nhận được" với mức giá cà phê hiện tại thì nhiều người vẫn hết sức lo lắng khi giá phân bón, xăng dầu vẫn đang "nóng".

"Với tình hình như hiện nay thì mức giá này không ổn chút nào. Chi phí đầu vào quá cao, nếu vụ tới mà cà phê vẫn "đủng đỉnh" như hiện tại, không có gì đột biến thì người trồng cà phê khó có lời. Theo tôi, ít nhất cà phê phải đạt từ 50.000 đồng/kg trở lên nông dân mới có lời"- ông Lê Văn Thiết (thị trấn Chư Sê, Chư Sê, Gia Lai) nói.

Tây Nguyên đón mưa, người vui, kẻ buồn
Những ngày qua, tại Tây Nguyên đã bắt đầu có mưa. Tuy nhiên, mưa chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương. Tại Gia Lai, chiều 19/3, mưa lớn xuất hiện một số vùng ở huyện Chư Pứ, Chưa Păh, Chư Sê...

Tại Đắk Lắk, mưa rải rác ở một số vùng tại TP.Buôn Ma Thuột, huyện Cư M'gar tuy nhiên lượng mưa ít hơn. Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông, mưa lớn xuất hiện ở các huyện Ngọc Hồi, Đắk Song, Di Linh...

"Trận mưa kéo dài khoảng 30 phút với lượng mưa khá lớn. Gia đình tôi đang chuẩn bị tưới nước cho cà phê thì mưa xuống, không cần tưới nữa. Trời vẫn thương nông dân nên cho trận "mưa vàng"- một nông dân tại huyện Chư Pứ, Gia Lai vui mừng nói.

"Trận mưa chiều qua đã giúp nông dân chúng tôi tiết kiệm được một số tiền không hề nhỏ. Không chỉ thế, việc có mưa tự nhiên sẽ giúp cây cối phát triển tốt hơn so với việc tưới nước"- ông Lý Văn Bôn (thị trấn Chư Sê) nói.

Trong khi nhiều vùng, nông dân đón "mưa vàng" thì nhiều vùng trọng điểm cà phê của Tây Nguyên khác vẫn đang ngóng mưa. Tại Gia Lai, các vùng biên giới Đức Cơ, Ia Grai... vẫn khô cháy. Tại Đắk Hà (Kon Tum)- vùng cà phê lớn nhất nhì Tây Nguyên- cũng đang "khát" mưa.

Các huyện Ea H'Leo, Krông Năng, Lắk, Krông Ana... của tỉnh Đắk Lắk thi thoảng mưa xuất hiện nhưng chỉ rải rác vài hạt.

Các huyện phía Bắc Đắk Nông như Cư Jút, Krông Nô, cái nắng vẫn thiêu đốt cây cối với nhiệt độ luôn ở mức trên 300C. Một số vùng tại Lâm Đồng, nông dân thậm chí đã bắt đầu tưới đợt nước thứ 5 cho cà phê.

Trong khi nông dân trồng cà phê thì vui mừng đón mưa, thì nhiều nông dân trồng bơ, tiêu lại lo lắng. "Mưa thế này hoa bơ rụng hết, chắc năm nay lại đói"- ông Nguyễn Danh (thị trấn Chư Sê) nói.

Tại xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông), cũng trái niềm vui của người trồng cà phê, nông dân trồng tiêu lại buồn "thúi ruột". "Mưa miết thế này thì nguy mất! Nhà tôi vẫn còn mấy tấn tiêu vừa thu xong chưa phơi được. Nếu để lâu quá thì sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng"- bà Lê Thị Ngà (xã Trường Xuân) nói.

 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.