Giá lúa gạo bắt đầu tăng sau chuỗi ngày ảm đạm, ngân hàng mở hầu bao cho vay mạnh

Sau chuỗi ngày liên tục giảm, giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng bật trở lại thêm 200 - 300 đồng, giá lúa cũng bắt đầu khởi sắc hơn tại một số tỉnh.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị vào cuộc gỡ vướng cho ngành lúa, giá lúa gạo ĐBSCL bắt đầu nhích dần lên.

Cụ thể, giá gạo IR NL 504 ngày 11/8 tăng 200 đồng, lên mức 7.500 đồng/kg; gạo TP IR 504 tăng 200 đồng, lên 8.200-8.300 đồng/kg. Với giá lúa, đã có khởi sắc hơn so với tuần trước. Cụ thể, tại những tỉnh có lúa hè thu đang thu hoạch như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang… lúa chất lượng cao OM 18 được nông dân bán lúa tươi cho thương lái và DN ở mức 5.800- 6.000 đồng/kg, trong khi cách nay hơn 1 tuần giá chỉ ở mức 5.600-5.800 đồng/kg trở lại. Riêng giá lúa tươi IR50404 tại nhiều nơi có tăng nhẹ trở lại khoảng 100 đồng/kg, dao động từ 4.500-4.900 đồng/kg.

Tại nhiều địa phương, các loại lúa Đài thơm 8, RVT, ST24… bán được giá 6.000-6.500 đồng/kg (tăng 300 đồng/kg). Còn giá các loại lúa OM 6976, OM 5451… ở mức 5.100-5.400 đồng/kg (tăng 200 đồng/kg).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, trên thị trường quốc tế, hiện các nước vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam, nhiều nước do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên cũng muốn tăng dự trữ. Từ giờ đến cuối năm, khoảng 50% lượng gạo (2,4-2,7 triệu tấn) dành cho xuất khẩu.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu chủ tịch HĐQT/tổng giám đốc các ngân hàng thương mại (NHTM) và giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện ngay các giải pháp để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh lúa gạo.Theo đó, các NHTM chủ động cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, DN để có nguồn vốn thu mua tạm trữ lúa gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến, góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ lúa gạo hiện nay tại khu vực ĐBSCL.

Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp; chủ động làm việc trực tiếp với các thương nhân, DN để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, thương nhân tiếp cận vốn phục vụ thu mua tạm trữ lúa gạo. Tuy nhiên, việc cho vay đảm bảo các nguyên tắc tín dụng hiện hành, quản lý được dòng tiền và thu hồi nợ…

 Bên cạnh đó, các NHTM tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng, trong đó có các thương nhân, DN, người sản xuất, kinh doanh lúa gạo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh…

197356407-138831248226892-6691419625597268428-n-9057.jpg

Tình hình tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL đang gặp khó. Ảnh:Cảnh Kỳ

Thống đốc NHNN yêu cầu giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn cân đối, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, DN để có nguồn vốn thu mua tạm trữ lúa gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến; không để xảy ra tình trạng ách tắc, ứ đọng lúa gạo do thiếu vốn tín dụng.

Đồng thời, bám sát diễn biến, tình hình thị trường và việc cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo của các NHTM trên địa bàn để kịp thời báo cáo UBND tỉnh, thành phố, Thống đốc NHNN các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân, DN trên địa bàn nắm bắt được các chủ trương, chính sách của nhà nước, các quy định của NHTM về cho vay phục vụ sản xuất, thu mua, tạm trữ, xuất khẩu lúa gạo và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của ngành ngân hàng…

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.