Giá phân bón tăng cao theo đà xăng dầu khiến nông dân "như ngồi trên lửa"

Giá phân bón tăng theo đà xăng dầu thời gian qua đã khiến cho nhiều người nông dân ở tỉnh này khốn đốn, lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Chị Nay H'Nga (huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) ngán ngẩm nói: "Phân bón cao trong khi giá nông sản không tăng nhiều khiến người nông dân chúng tôi dù cố gắng làm lụng nhưng chẳng có lãi mấy. Những loại phân bón có giá thấp nhất cũng tăng từ 40 đến 50%. Mùa khô, trung bình tôi bón phân 2 lần ngay trong đợt tưới.

Cây cà phê, mỗi năm bón 3 đến 4 lần chưa kể các loại thuốc chống sâu, bệnh, dưỡng trái. Giá cả leo tháng, ngoài bón phân vô cơ (hóa học) thì chúng tôi còn áp dụng phân hữu cơ, vi sinh để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nông sản. Dù hơi vất vả, khó nhọc nhưng đành phải chấp nhận".

z3255765287795_8c5d0.jpg

Người dân Đắk Lắk tưới cây cà phê trong mùa khô. Ảnh: B.T

Cùng chung tâm trạng ông Nguyễn Văn Chuẩn (huyện Krông Pắk chia sẻ: "Giá phân bón leo thang khiến tôi phải cân nhắc khi bón cho cây trồng, buộc phải tiết giảm. Ví như mỗi năm bón 3 đến 4 lần cho 5 ha cây cà phê thì nay chỉ 2 đến 3 lần. Bởi, ngoài việc mua phân bón ra thì người nông dân còn tốn thêm dầu, thuê nhân công tưới tiêu cùng với nhiều thứ khác. Nếu không cố gắng cân đối thì tính lãi đâu ra".

z2731483487909_be98f-01.jpg

Giá phân bón leo thang khiến người nông dân như ngồi trên đống lửa. Ảnh: B.T

Một đại lý bán lẻ phân bón ở Đắk Lắk - cho biết: "Giá phân bón hơn 1 năm qua biến động lớn, tăng chóng mặt. Ví như, một bao phân Ure hồi năm 2021 có giá 380.000 đến 400.000 đồng thì thời điểm này đã lên thành 900.000 đồng. Phân NPK năm 2021 có giá tầm 400.000 đồng thì giờ đã lên gần 700.000 đồng. Trong đó, chúng tôi đã tính bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc vác, phân phối và tiền lãi.Tất nhiên, giá mỗi nơi mỗi khác tùy theo khoảng cách địa lý để tính toán nhưng chênh lệch không đáng kể. Hiện, nhiều người nông dân vẫn đang nợ chúng tôi một khoản tiền mua phân bón rất lớn.

117304385_3387232101.jpg

Giá nhiều loại phân bón vô cơ đã tăng gần gấp đôi giá trong 1 năm qua. Ảnh: B.T

Hồi năm 2021, doanh nghiệp ví như bỏ 10 đồng vốn thì chỉ thu lại được 5 đồng, còn lại cho nợ trả dần. Trong kho hàng giờ chỉ còn chứa vài bao phân chiếu lệ vì có nhập thêm hàng về cũng chẳng có mấy ai mua. Thực tế, giá phân bón tăng cao theo thị trường thế giới nhưng giá nông sản không biến động nhiều (vẫn ở mức khá thấp) khiến bà con nông dân khốn khổ". 

 

 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.