Giá thức ăn chăn nuôi, giá phân bón rủ nhau tăng 16-30%, nông dân than khó

Điều đáng lo ngại là, giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng, giá vật tư như thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng từ 16-30%; chi phí điện, nước cho sản xuất, kho lạnh, chi phí lưu kho và nhiều chi phí khác tăng.

Ghi nhận của Bộ NNPTNT cho thấy, phần lớn người sản xuất, doanh nghiệp (DN) chế biến nông sản gặp khó khăn, thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất kinh doanh do tồn đọng nhiều sản phẩm không tiêu thụ được, lưu thông hàng hóa khó khăn nên sản phẩm quá lứa, quá thời gian thu hoạch, bị hư hỏng, ứ đọng; chi phí sản xuất phát sinh quá lớn.

Đơn cử như lĩnh vực chăn nuôi, theo báo cáo của Tổ công tác 970 của Bộ NNPTNT, tổng đàn gia cầm của 19 tỉnh, thành phía Nam ước đạt 154,7 triệu con, sản lượng 343.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến tổng đàn những tháng còn lại là 154 triệu con, sản lượng 171.000 tấn. 

Tuy nhiên, theo ông Tống Xuân Chinh- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, do nhu cầu giảm, lưu thông hàng hóa còn khó khăn nên sản phẩm thịt gà công nghiệp lông trắng quá lứa, quá thời gian nuôi ứ đọng sản xuất dẫn đến thiếu chuồng trại để tái đàn.

 Giá gà tại khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL rất thấp, dao động từ 6.000 - 10.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất là 27.000 - 29.000 đồng/kg.

thuong-lai-thu-mua-nong-san-tai-huyen-me-linh-1631616348062108421915.jpg

Thương lái thu mua nông sản tại huyện Mê Linh (Hà Nội). Ảnh: Viết Niệm

"19 tỉnh, thành phía Nam đang còn 19,6 triệu con gia cầm trong chuồng, phần nhiều trong số đó đã quá lứa. Do vậy, các địa phương cần có giải pháp hỗ trợ các cơ sở giết mổ phải đóng cửa do dịch được hoạt động trở lại, tăng công suất giết mổ, giải phóng đàn gia cầm để người dân tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm rất lớn những tháng cuối năm" - ông Chinh nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, mặc dù thời gian qua, các bộ ngành đã có nhiều văn bản hướng dẫn kịp thời, tháo gỡ khó khăn, ách tắc…, vận chuyển lưu thông hàng hóa nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) sản xuất nông sản việc vận chuyển hàng hóa, vật tư, sản phẩm ra vào khu vực sản xuất vẫn gặp khó khăn. 

Một số địa phương còn quy định không cho xe ngoài tỉnh vào và hàng hóa phải sang xe rất khó khăn cho việc bốc vác, tăng nhiều chi phí.

Đó là chưa kể, việc triển khai thực hiện "3 tại chỗ" tại các DN, cơ sở sản xuất, chế biến, giết mổ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, phát sinh chi phí lớn; nhiều DN không thể bố trí đủ cơ sở vật chất để thực hiện sản xuất, kinh doanh theo phương thức này. 

 Việc xuất hiện các trường hợp F0 tại các cơ sở sản xuất, chế biến khiến nhiều DN phải dừng hoạt động để đảm bảo không lây lan dịch bệnh.

Điều đáng lo ngại là, giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng, giá vật tư như thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng từ 16-30%; chi phí điện, nước cho sản xuất, kho lạnh, chi phí lưu kho và nhiều chi phí khác tăng. 

Nhiều DN dừng sản xuất vẫn phải tiếp tục đóng các khoản chi phí. Trong khi đó, giá sản phẩm nông sản giảm sâu khiến sản xuất và thương mại của ngành nông nghiệp, giảm sút cả về lượng và giá trị, giá bán sản phẩm có loại chỉ bằng 30% giá thành.

Phó Chủ tịch UBND An Giang -Trần Anh Thư cũng cho rằng, giá phân bón tăng cao cũng là một trong những khó khăn chính trong thời gian qua. 

Ông Thư kiến nghị cần tiếp tục rà soát lại chuỗi sản xuất, cung ứng, nhập khẩu, logistics đến cách sử dụng phân bón của người dân để hướng tới giảm giá phân bón ở mức phù hợp.

Ông Chinh đề nghị các địa phương tiếp tục có chính sách hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất. "Bộ NNPTNT cũng sẽ có đề xuất với Chính phủ ban hành một nghị quyết về khôi phục sản xuất, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Có thể sẽ hỗ trợ 50% con giống để nông dân có động lực tái đàn" - ông Chinh nói.

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.