Giá thức ăn tăng nhanh, người nuôi vịt đẻ ở Thanh Hóa "choáng váng"
Gần 40 năm nuôi vịt lấy trứng ấp, ông Trần Văn Huyền (thôn 6, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn), chưa thấy bao giờ thấy khó khăn như lúc này. Hiện tại, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 20.000 đồng/bao bột (loại 25 kg), khiến ông Huyền không khỏi "choáng váng".
Giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh, giá trứng giảm
Phóng viên Dân Việt tìm về thôn 6, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi đây được cho là "thủ phủ" nuôi vịt đẻ trứng nhập cho các lò ấp nhân giống lớn nhất huyện Nga Sơn.
Đơn cử như hộ ông Trần Văn Huyền (sinh năm 1956, thôn 6, xã Nga Sơn) nuôi 1.500 con vịt đẻ, có thời điểm giá trứng tăng, giá cám giảm nên gia đình ông lãi cả triệu đồng mỗi ngày.
Ông Trần Văn Huyền (thôn 6, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn) chỉ tay về phía đàn vịt 1.500 con của gia đình Ảnh: Vũ Thượng
Ông Trần Văn Huyền chia sẻ: "Tôi bắt đầu nuôi vịt từ năm 1985, lúc đó nhà tôi nuôi 50 con vịt và chủ yếu là chăn thả trên các ruộng lúa để vịt tự tìm kiếm thức ăn. Lúc đó, nuôi vịt đẻ trứng lời lắm nên tôi tăng số lượng đàn vịt lên hàng trăm con, rồi nghìn con như bây giờ, nhưng chuyển sang hình thức nuôi nhốt".
Bình quân, mỗi con vịt một năm đẻ 300 quả trứng. Ảnh: Vũ Thượng
"Gần đây giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh từ 373.000 đồng lên 400.000 đồng/bao (loại 25 kg). Nhưng giá trứng vịt lại giảm từ 2.600 đồng xuống còn 2.500 đồng/quả, khiến người nuôi vịt đẻ trứng như chúng tôi thực sự choáng váng", ông Huyền bộc bạch.
Ông Huyền tính, gia đình ông nuôi 1.500 con vịt đẻ trứng bán cho các lò ấp, cứ 100 con vịt mái thì kèm nuôi 10 con vịt trống. Một ngày, mỗi con vịt cho ăn khoảng 1.600g cám bột, tương đương với 2.200 đồng.
Ông Trần Văn Huyền nuôi vịt lấy trứng kết hợp nuôi chim bồ câu. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo ông Huyền, nếu cộng thêm việc tiêm phòng vắc xin theo định kỳ cho đàn vịt, tiền điện thắp sáng, công dọn chuồng trại… Trừ hết các khoản thì hầu như người nuôi vịt chỉ lãi khoảng 100.000 đồng/15.000 con vịt/ngày. Tính ra, còn không bằng đi làm thuê làm mướn.
Không còn mặn mà với con vịt
Giống vịt gia đình ông Trần Văn Huyền hiện đang nuôi là vịt siêu trứng (vịt cổ cò). Từ lúc mua giống về nuôi đến khi vịt đẻ bói khoảng 120 ngày. Một năm, 1 con vịt đẻ khoảng 8 thành (80%), tương đương với khoảng 300 quả trứng/năm.
Ông Trần Văn Huyền nói: "Bình quân vịt nuôi đẻ trứng nhập cho các lò về ấp làm giống, cứ khoảng 1 năm là phải loại và bắt đầu gây dựng lứa vịt kế tiếp. Việc chăn nuôi vịt đẻ này cũng rất nhàn, chỉ nhốt tại chuồng và đổ cám bột cho vịt ăn, khoảng 4-5 giờ sáng dậy nhặt trứng".
Ông Huyền trồng cây xanh tạo bóng mát cho đàn vịt. Ảnh: Vũ Thượng
Theo quan sát của phóng viên Dân Việt, khu vực ông Huyền nuôi vịt gần kênh nước nên màu sắc lông vịt rất sáng bóng, khỏe mạnh. Phía trên chuồng nuôi vịt ông Huyền trồng các cây bóng mát như: Cây dừa, xoài… Đặc biệt, trong chuồng vịt, ông Huyền thiết kế những ô chuồng nhỏ trên cao để nuôi chim bồ câu ta bán nhằm tăng thu nhập.
Việc giá bột tăng cao khiến cho hộ ông Huyền, cũng như nhiều hộ dân khác ở thôn 6, xã Nga Điền nuôi vịt đẻ lấy trứng gặp bất lợi. Chăn nuôi cực khổ, rủi ro cao mà lợi nhuận quá thấp nên nhiều hộ nuôi không còn mặn mà với con vịt.
"Sau gần 40 năm nuôi vịt, cũng trải qua nhiều thăng trầm nhưng tôi thấy chưa bao giờ nuôi vịt đẻ lấy trứng ấp lại ảm đạm như lúc này. Người nuôi vịt như chúng tôi chỉ mong nhà nước điều chỉnh giá thức ăn sao cho phù hợp. Chứ tình trạng giá bột tăng nhanh, giá trứng giảm thế này chúng tôi chỉ còn cách chuyển nghề khác" - ông Trần Văn Huỳnh.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận