Giá tôm càng xanh, cua biển nuôi giảm mạnh

Giá tôm càng xanh, cua biển nuôi tại một số tỉnh ĐBSCL đã giảm mạnh do tình hình vận chuyển, tiêu thụ vẫn còn nhiều khó khăn.

Tại các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang), giá tôm càng xanh, cua biển nuôi đang sụt giảm từng ngày. Cua biển nuôi một phần xuất đi Trung Quốc, còn lại tiêu thụ trong nước. Còn tôm càng xanh chỉ tiêu thụ nội địa. Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhà hàng, quán ăn đều đóng cửa nên thị trường tiêu thụ rất hạn chế.

cua-bien-giam-manh-1817_20210726_583-184656.jpeg

Giá cua biển đang giảm mạnh còn dưới 100.000 đồng/kg. Ảnh: Đ.T. Chánh.

Mặc dù vẫn còn thương lái đi thu mua nhưng giá hiện đã giảm khá sâu. Cụ thể, ngày 26/7, giá tôm càng xanh loại 20 - 30 con/kg thương lái thu mua chỉ ở mức hơn 100.000 - 120.000 đồng/kg. Còn giá cua biển cũng giảm xuống dưới 100.000 đồng/kg.

Theo các chủ đầm nuôi tôm cũng như thương lái cho biết, hiện các mặt hàng tôm sú, tôm thẻ và cua tiêu thụ tạm ổn tại địa phương cũng như một số điểm tại TP. HCM. Riêng tôm càng xanh đang tắc đầu ra, do đây là mặt hàng tiêu thụ nội địa, trong khi các nhà hàng quán ăn đã đóng cửa nên không có đầu ra.

Tôm càng xanh cũng không thể thu hoạch lẻ để bán chợ được, mỗi lần phải thu từ 500 kg đến 1 tấn. Do đó, giá tôm càng xanh 12 con/kg giảm mạnh còn khoảng 90.000 – 100.000 đồng/kg (so với trước đó khoảng 120.000 đồng/kg). Riêng tôm thẻ loại 30 con, giá hiện 130.000 đồng/kg, ổn định so với tuần trước.

Theo anh Trần Phi Tiễn, ở xã Đông Hòa, huyện An Minh, giá cua y (cua thịt) sáng ngày 26/7 chỉ còn 60.000 ngàn đồng/kg, giảm 2/3 so với thời điểm đầu năm. Do giá quá thấp, nhiều hộ đã bắt bán đành thả lại vuông nuôi tiếp, chờ thời.

gia-tom-cang-xanh-cua-bien-nuoi-giam-manh-185747_20210726_418.jpeg

Giá tôm thẻ vẫn khá ổn định so với tuần trước, loại 30 con/kg có giá 130.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Trịnh Tài Mon, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cho biết: Nông dân trong huyện đang có sản lượng tôm càng xanh khoảng 940 tấn, 45 tấn tôm sú, 114 tấn tôm thẻ và 15 tấn cua.

"Hiện nay, việc đi lại đã tương đối thông thoáng hơn. Tuy nhiên do thực hiện giãn cách xã hội nên nhân công thu hoạch khó khăn. Chúng tôi cũng cố gắng thu xếp như cho test nhanh, chính quyền xác nhận để bà con thu hoạch thủy sản", ông Mon cho biết.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Kiên Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và cân đối nhu cầu tiêu thụ nông sản của địa phương thì từ nay đến hết tháng 8/2021, nông dân trong tỉnh sẽ thu hoạch khoảng gần 4.000 tấn cua biển nuôi. Trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 500 tấn, còn lại khoảng gần 3.500 tấn cần kết nối với các địa phương trong vùng để tiêu thụ.

Tương tự, lượng tôm càng xanh thu hoạch khoảng 2.000 tấn, tiệu thụ trong tỉnh cũng chỉ khoảng 500 tấn, còn lại cần tìm thị trường tiêu thụ.

gia-hai-san-1817_20210726_992-184659.jpeg

Nhiều thương lái e ngại đi lại khó khăn nên vẫn hạn chế đi thu mua nông sản. Ảnh: Minh Đảm.

Tại tỉnh Long An, bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cần Giuộc thông tin: Hiện tình hình đi lại của nhiều thương lái vẫn còn khó khăn nên tiêu thụ thuỷ sản tại địa phương vẫn không khả quan.

Thời điểm này, địa phương có 16 hộ nuôi với trên 50 tấn tôm sú, tôm thẻ đã đến ngày thu hoạch nhưng những ngày qua không có thương lái đến mua. Nhiều hộ nuôi đã bắt đầu sốt ruột, lo lắng. Đa số những ngày qua, bà con thu hoạch dần dần, bán tại chỗ số lượng nhỏ lẻ.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, hộ dân nuôi tôm tại ấp Bắc, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (Long An) cho biết: “Trước giờ tụi tui bán cho mấy xe chở thùng có oxy chở lên TP.HCM bán, chứ không có bán cho công ty chế biến. Bây giờ kênh tiêu thụ lên TP. HCM gặp bế tắc, nên đành phải kéo tôm bán nhỏ lẻ tại địa phương chứ xe công ty chê ít, sợ vô mua lỗ chi phí nên không vô". 

Ông Toàn cho biết thêm, vừa mới kéo 50 kg tôm thẻ chân trắng bán cho lái buôn giá 110.000 đồng/kg (tôm 48 con/kg). Vuông tô của ông hiện còn hơn 2 tấn chưa thể tiêu thụ. Mấy ngày nay, đa số các thương lái nói ở xa, đi qua nhiều chốt kiểm soát, chi phí nhiều, sợ lỗ nên không đến mua... 

Còn ông Cao Phú Khánh, Giám đốc HTX Thuỷ sản Long Thạnh, ấp 2 xã Long Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) cho biết: HTX có 7 thành viên chính thức nhưng có vài trăm thành viên vệ tinh. Khả năng cung cấp mỗi ngày vài chục tấn cá rô, cá trê vàng…

Hiện chợ đầu mối Bình Điền (TP. HCM) đóng cửa nên HTX cũng tạm ngưng luôn. Mấy anh em tài xế thấy tình hình dịch bệnh phức tạp nên kiến nghị nghỉ ít bữa...

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.