Hải sản tắc đầu ra, chính quyền bí phương án
Tiêu thụ hải sản đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Nhiều hộ nuôi đã đến ngày xuất bán nhưng không có người mua.
Người nuôi hàu ở phường Xuân Lâm đang gặp khó vì mức tiêu thụ giảm, giá thấp. Ảnh: VD.
Mức tiêu thụ hải sản nuôi như cá lồng các loại, hàu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian gần đây giảm mạnh do dịch bệnh Covid-19 dù giá đã giảm sâu.
Những ngày nắng nóng đầu tháng 7, chúng tôi bắt gặp nhiều khuôn mặt lo lắng, hốc hác vì nắng gió miền Trung của người dân trên vùng sông Lạch Bạng, thuộc phường Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn.
Đây là khu vực không nằm trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thanh Hóa nhưng nhiều năm lại đây, vì mưu sinh, nhiều hộ dân đã đầu tư lồng bè nuôi các loại cá vược, cá mú, hàu.
Ông Đỗ Văn Dũng, thôn Dự Quần, phường Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn cho hay, gia đình ông nuôi hàu từ 3 năm nay trên sông Lạch Bạng. Bình quân, mỗi năm ông thả nuôi 2 vụ với khoảng 1,5 vạn hàu giống Thái Bình Dương.
Thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, bình quân mỗi năm gia đình ông lãi ròng khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, kể từ tháng 2/2019 (thời điểm dịch bệnh Covid-19 xuất hiện) đến nay, lượng hàu bán ra không đáng kể. Cũng vì không bán được hàng, vợ chồng ông cũng không còn mặn mà chăm sóc.
“Năm nay giá hàu giống rẻ, tôi chỉ mất chưa đến 10 triệu đồng tiền giống, hàu nuôi đã lớn nhưng không bán được. Gia đình tôi cũng không còn chăm sóc như trước nên vẹm phát triển, bám vào hàu khiến vật nuôi chậm lớn, nhiều con bị chết.
Chưa có năm nào như năm nay, do dịch bệnh Covid-19, giá hàu vừa thấp lại vừa khó bán nên nhiều hộ chán nản, bỏ bê”, ông Dũng cho hay.
Người nuôi cá lồng Thanh Hóa đang đứng ngồi không yên. Ảnh: VD.
Bà Đỗ Thị Đào, một tiểu thương thu mua hải sản tại Xuân Lâm cho biết, thời điểm cao nhất giá hàu ruột lên đến 120 nghìn đồng/kg nhưng nay chỉ khoảng 80 nghìn đồng/kg và cũng rất khó bán.
Trước đây, bình quân mỗi ngày gia đình bà thu mua gần 2 tấn thì nay chỉ thu mua gần 1 tấn. Cũng theo bà Đào, giá hàu tuy rẻ nhưng còn có thể bán được còn người nuôi cá lồng mới rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Nếu nuôi hàu không phải tốn tiền thức ăn, thậm chí không chăm sóc vẫn có thể lớn thì các loại cá đều phải cho ăn hàng ngày nếu không sẽ chết. Thế nhưng, cá càng lớn lại càng khó bán.
Ông Nguyễn Dương, thôn Dự Quần cho biết, gia đình ông nuôi 20 lồng cá các loại như mú, vược, bình thường hàng năm sẽ xuất hết hàng và lãi trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cá đã đến ngày xuất bán nhưng không ai mua. Vì vậy, những lồng cá của gia đình ông đã nuôi đến 3 năm, trọng lượng đạt 4-5 kg/con nhưng người mua rất kén.
“Cá mú bình thường bán 220 nghìn đồng/kg nhưng nay chỉ 150 nghìn đồng/kg. Cá vược trước nay bán 130 nghìn đồng/kg thì nay cũng chỉ còn 110 nghìn đồng/kg. Giá rẻ nhưng vấn đề là không bán được, không có người hỏi mua. Vì thế, hiện tôi có gần 20 lồng cá đã đến ngày xuất bán, mỗi con 4-5 kg cả rồi nhưng không bán được, phải cho ăn, chịu lỗ từng ngày”.
Cũng theo ông Dương, tư thương thường thu mua cá các loại đạt trọng lượng khoảng 2 kg/con. Với trọng lượng này người ăn ưa thích vì vừa giá, vừa với bữa ăn. Nay cá đã quá lớn nên nếu dịch bệnh Covid-19 có lắng xuống cũng khó mà bán được.
Một người dân sống ở phường Xuân Lâm cho hay, bình thường, các nhà hàng hải sản ở đây hoạt động hết công suất nhưng thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19, hầu hết các cửa hàng chỉ hoạt động cầm cự vì vắng khách.
Đây không chỉ là tình trạng đang diễn ra đối với các hộ nuôi cá lồng, hàu trên sông Lạch Bạng mà còn là thực trạng diễn ra tại các vùng nuôi biển của Thanh Hóa.
Cá lồng đến kỳ xuất bán nhưng không có người mua. Ảnh: VD.
Ông Lê Đại Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quảng Xương cho hay, toàn huyện hiện có trên 62 ha nuôi ngao, 1.300 ha nuôi cá nước lợ và nước ngọt. Do dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ hải sản rất khó khăn nhưng địa phương hiện cũng chưa có phương án nào để hỗ trợ người dân.
"Hải sản nuôi chủ yếu thu hoạch vào dịp hè nhưng lại gặp dịch bệnh Covid-19 nên chủ yếu tiêu thụ nội địa. Giá hải sản nuôi tuy không giảm đáng kể nhưng lượng tiêu thụ cũng giảm khoảng 40% nên người nuôi rất khó khăn. Đây là khó khăn chung trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, địa phương cũng chưa có phương án nào khả dĩ để hỗ trợ người dân", ông Hiệp cho hay.
Tại Thanh Hóa, những ngày gần đây liên tục ghi nhận nhiều ca mắc và tái mắc Covid-19. Ngành chức năng Thanh Hóa cơ bản đã truy vết và quyết liệt trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác tiêu thụ nông sản nói chung và tiêu thụ hải sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. |
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận