Hàng trăm tấn hải sản không có người mua, ngư dân như 'ngồi trên đống lửa'

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm tấn thủy sản đến kỳ thu hoạch không ai thu mua khiến các hộ nuôi như ngồi trên đống lửa.

Ngày 17/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có văn bản gửi đến nhiều cơ quan đơn vị, vận động phối hợp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Theo Sở NN&PTNT, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa đã khiến việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nuôi trồng của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là khi những sản phẩm này đã vào mùa thu hoạch. Theo Sở, hiện còn tồn hơn 200 tấn cá các loại và gần 1.500 tấn hàu đến kỳ thu hoạch còn tồn đọng.

Vì vậy, Sở đã đề nghị các đơn vị hỗ trợ tiêu thụ cho bà con nông dân, dưới hình thức động viên, thông tin đến đơn vị, người có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản nuôi lồng bè.

 Giá các sản phẩm cũng đã được niêm yết công khai và được hỗ trợ vận chuyển. Cụ thể, hàu Thái Bình Dương loại 15-17 con/kg giá 16 ngàn đồng/kg, đã tính phí vận chuyển (đóng gói theo bao 5 và 10kg); Cá chẽm loại 2,5-4 kg/con giá 82 ngàn đồng/kg; cá chim loại 0,7-1,2 kg/con, giá bán 122 ngàn đồng/kg, bán theo con. Giá trên đã bao gồm tính phí chuyển, cá sống bắt lên bảo quản trong túi xốp để giao tới người tiêu dùng.

fca8f705cccf86ef1d59d6b46ae4cb10.jpg

Làng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu) nơi người nuôi trồng thuỷ sản đang đứng ngồi không yên do thủy sản không có nơi tiêu thụ.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa, thương lái không về thu mua hải sản. Điều này đã khiến hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như ngồi trên đống lửa khi hàng trăm tấn thủy sản đến kỳ thu hoạch không bán được.

Ông Phan Thanh Hùng (nuôi thủy sản trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các mặt hàng như hàu, cá của gia đình ông tiêu thụ chậm và giá rớt xuống thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Ông Hùng cho biết thêm, 8 lồng nuôi 4.000 con cá bớp, mú, chim và 40 ngàn hàu giống đã được gần 11 tháng đã đến giai đoạn thu hoạch với ước tính sản lượng hơn 3,5 tấn cá và 10 tấn hàu. Tuy nhiên, toàn bộ số cá và hàu của gia đình ông đang tồn đọng không thể xuất đi được. Lý do là các nhà hàng, quán ăn đóng cửa vì dịch bệnh nên không có ai hỏi mua.

Không cam lòng khi nhìn số cá và hàu nuôi nhưng không bán được, hơn 2 tuần nay ông liên tục gọi điện cho thương lái để bán cá nhưng đều nhận được lời từ chối. Do đó, gia đình ông lại tiếp tục mua thức ăn, gồng gánh bè cá chờ ngày có người chịu mua.

a36d76cf15766ba20d244e780b2d6a50.jpg

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng trăm tấn cá lồng bè trên địa bàn tỉnh đang tồn đọng do không có người thu mua.

Theo ông Hùng, việc cá càng lớn, sức tiêu thụ thức ăn càng nhiều, do vậy việc duy trì đàn cá rất tốn kém. Trung bình mỗi ngày ông phải chi 2-3 triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Đối với hầu, việc không tiêu thụ kịp thời khiến hàu rụng, chết rất nhiều, ước tính hao hụt gần 30%.

"Dịch Covid-19 có sức tàn phá kinh tế thật sự nặng nề, nhà hàng, cửa hàng, hàng quán đều đóng cửa thời gian qua đã khiến chúng tôi trụ không nổi. Giá cá thấp, mỗi kg giảm mất từ 20 ngàn đồng, có loại giảm 40 ngàn đồng – 50 ngàn đồng/kg. Nhưng khổ nhất là cá không bán được nhưng mỗi ngày vẫn đổ xuống bè cả triệu đồng tiền thức ăn. Cá giữ trong bè càng lâu, tiền nợ thức ăn sẽ cao lên mỗi ngày vì không cho ăn thì không được. Còn với hầu, do không tiêu thụ được nên hàu của gia đình tôi bị rơi rụng, còi cọc và chết số lượng lớn mỗi ngày mà xót xa. Chỉ mong chờ ngành chức năng hỗ trợ, giúp chúng tôi qua cơn khổ cực này, ông Hùng thở dài chia sẻ.

Trước khó khăn của người nuôi thủy sản, ông Trần Văn Mảng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết Hội cũng đang chung tay cùng ngành nông nghiệp hỗ trợ người nuôi trồng thuỷ sản vượt qua khó khăn.

Hội Nông dân đã nhanh chóng triển khai chương trình kêu gọi các hội viên, tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ tiêu thụ thủy sản tồn đọng, chung tay cùng bà con nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn, giảm bớt thiệt hại.

“Chúng tôi rất mong sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng chung tay hỗ trợ nông dân trước thực trạng khó khăn như hiện nay”, ông Mảng cho biết.

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.