Hoa Đà Lạt không xuất khẩu được sang Australia do vướng quy định

Do quy định “đối đầu” giữa các bên, hàng trăm nghìn cành hoa Đà Lạt vừa bị tiêu hủy thay vì được xuất khẩu sang thị trường Australia.

Thiệt hại ban đầu của nhà vườn và doanh nghiệp đã rõ nhưng nếu vướng mắc này không sớm được tháo gỡ, nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu hoa sang Australia (thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, sau Nhật Bản của ngành hoa Đà Lạt) sẽ là thiệt hại chưa thể đo đếm được. 

hoa1-13721.jpg

Nếu quy định về việc sử dụng hoạt chất Glyphosate không được thay đổi, trung bình mỗi tuần sẽ có gần 600.000 cành hoa của người dân và doanh nghiệp tại Đà Lạt phải tiêu huỷ do không thể xuất khẩu sang Australia.

Tiêu hủy hàng loạt

Gia đình ông Lê Mỹ Thành (phường 7, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) có 7.000m2 nhà kính trồng hoa cúc. Suốt 5 năm qua, ông liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm (thành phố Đà Lạt) để trồng hoa xuất khẩu. Dù nguồn thu nhập đã ổn định từ mấy năm nay nhưng hiện giờ ông không khỏi lo lắng khi hay tin hàng trăm nghìn cành hoa xuất khẩu sang Australia đã phải tiêu hủy làm phân bón.

“Giờ tôi vẫn phải chăm vườn hoa, bởi, kế hoạch sản xuất, đơn đặt hàng đã thống nhất. Nếu tình trạng này còn kéo dài, phía công ty không xuất khẩu hoa đi được thì nông dân chúng tôi cũng phải cắt bỏ hoa, xót xa lắm nhưng đâu còn cách nào khác”, ông Thành buồn rầu nói.

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện có khoảng 40 hộ dân liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm để trồng hoa xuất khẩu với diện tích khoảng 20ha hoa. Cách đây vài ngày, gần 160 nghìn cành hoa cúc, cẩm chướng dù đã được phía công ty đóng thùng hoàn chỉnh, sẵn sàng xuất khẩu sang Australia nhưng lại buộc phải quay đầu, tháo dỡ khỏi container để đem đi tiêu hủy.

Bà Hoàng Thị Thanh Nga, Trưởng bộ phận đóng gói, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm cho biết, từ năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thị trường tiêu thụ hoa gặp nhiều khó khăn. Đến nay, khi thị trường bắt đầu khởi sắc thì các lô hàng xuất khẩu đi Australia không thể thực hiện do vướng quy định, giữa lúc khó khăn này mà hàng ngày nhìn hoa của người dân phải tiêu huỷ, công ty cũng rất xót xa.

Theo thống kê của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm, do kế hoạch sản xuất của Công ty và đơn hàng liên kết với nông dân đã có từ đầu năm nên trong thời gian tới, trung bình mỗi tuần công ty phải tiêu hủy 500.000 cành hoa, 1 tháng khoảng 2 triệu cành và trong 6 tháng cuối năm sẽ tiêu hủy gần 20 triệu cành hoa do không thể xuất khẩu sang thị trường Australia (thiệt hại ước tính hơn 60 tỷ đồng). Trong khi đó, công ty Dalat Evergreen (thành phố Đà Lạt) cũng có khoảng 1ha hoa cúc phục vụ thị trường xuất khẩu sang Australia với sản lượng 200.000 cành/tháng cũng đang có nguy cơ chịu thiệt hại rất lớn.

Quy định “đối đầu”

Theo tìm hiểu, để xuất khẩu hoa sang thị trường Australia, trong quá trình xử lý sau thu hoạch theo quy định của nước nhập khẩu, đơn vị xuất khẩu trong nước phải sử dụng hoạt chất Glyphosate một lượng rất nhỏ để ngâm cành hoa trong 20 phút nhằm triệt mầm hoa cúc.

Quy trình này diễn ra bình thường trong nhiều năm nay và được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo cho môi trường. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2021, các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa Glyphosate bị cấm sử dụng trong nước theo Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Chính quy định này đã khiến một số đơn vị xuất khẩu hoa tại Đà Lạt không kịp trở tay. Ông Adrianus Gordijn, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm cho biết, công ty hoàn toàn ủng hộ chủ trương ngừng sử dụng hoạt chất Glyphosate tại Việt Nam nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và môi trường. Tuy nhiên, một nghịch lý là nước nhập khẩu hoa (Australia) không chấp nhận tiệt mầm cành hòa bằng hoạt chất khác, ngoài Glyphosate. Mặc dù, trước đó đối tác của công ty đã báo cáo kết quả thử nghiệm các hoạt chất thay thế cho phía Australia nhưng cũng không được chấp thuận.

Ông Adrianus Gordijn cho hay: “Trước tình thế cấp bách như hiện nay chúng tôi chỉ mong Cục Bảo vệ thực vật cho phép công ty gia hạn sử dụng hoạt chất Glyphosate để tiếp tục xuất khẩu hoa cho Australia, tránh đứt gãy nguồn cung dẫn đến đánh mất thị trường tiềm năng này. Chúng tôi cũng mong phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với cơ quan chức năng của Australia để có tiếng nói chính thức, thay đổi các quy định về sử dụng hoạt chất Glyphosate bằng hoạt chất phù hợp với quy định của Việt Nam”.
 Cần sớm tháo gỡ

Theo Hiệp hội Hoa Đà Lạt, thị trường Australia đóng vai trò rất quan trọng của ngành hoa Đà Lạt với sản lượng gần 30 triệu cành hoa/lá trang trí, đạt doanh thu 5,2 triệu USD/năm. Đây là thị trường truyền thống trong 23 năm qua và đang tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Việc không cho sử dụng hoạt chất Glyphosate để triệt mầm hoa cắt cành xuất khẩu theo yêu cầu của Australia sau ngày 30/6/2021 cũng đồng nghĩa với việc để mất thị trường này và sẽ tạo ra sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng.

hoa-13721.jpg

 Hàng trăm ngàn cành hoa của Công ty TNHH Dalat Hasfarm và nông dân Đà Lạt vừa bị tiêu huỷ do không thể xuất khẩu sang Úc vì vướng quy định của Cục Bảo vệ thực vật về việc sử dụng hoạt chất Glyphosate từ ngày 1/7 này.

Ông Phan Thanh Sang, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt nhận định, việc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp mà còn có nguy cơ buộc hàng trăm công nhân phải nghỉ việc, nhiều nhà vườn mất thu nhập. Mất thị trường Australia không chỉ gây thiệt hại nặng nề riêng cho ngành hoa, ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng mà còn là thiệt hại chung của ngành hoa, ngành nông nghiệp của cả nước nói chung.

Theo Hiệp hội Hoa Đà Lạt, sau khi nhận được kiến nghị của tỉnh Lâm Đồng, mới đây, Cục Bảo vệ thực vật có thông báo Bộ nông nghiệp Australia đã đồng ý thay thế hoạt chất khác Glyphosate và đang đợi phía Australia chấp nhận các hoạt chất thay thế khác.

Trước mắt trong lúc chờ đợi kết quả từ phía Australia, Hiệp hội cũng thông báo đến các hội viên khác có vướng mắc bởi quy định này để tổng hợp, làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng, đề xuất tỉnh can thiệp theo 2 phương án: thứ nhất tạm thời vẫn tiếp tục cho các doanh nghiệp mà Hiệp hội và tỉnh đề xuất tiếp tục sử dụng Glyphosate cho đến khi Australia đồng ý thay thế hoạt chất khác.

Thứ hai, đề xuất Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực làm việc với Bộ Nông nghiệp Australia để sớm có kết quả liên quan đến sử dụng hoạt chất tiệt mầm hoa cắt cành phục vụ thị trường xuất khẩu.

Nguồn: Theo báo Tin tức

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.