Hơn 3 tháng tắc vẫn hoàn tắc: Dưa hấu, thanh long còn 1.000-2.000 đồng/kg

Xe nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc ùn ứ tại các cửa khẩu suốt 3 tháng ròng. Đến nay, tình trạng này vẫn chưa chấm dứt kéo theo nhiều mặt hàng nông sản lao dốc, giá tại ruộng giảm còn 1.000-2.000 đồng/kg.

Những ngày đầu tháng 3 ở Tây Nguyên, nhiều vựa dưa hấu đang vào vụ thu hoạch. Thế nhưng, thay vì niềm vui tới ngày hái quả ngọt, người nông dân thêm buồn bởi giá dưa rớt thảm còn 1.000-2.000 đồng/kg vẫn khó bán. Trồng một sào dưa hấu đến ngày thu hoạch, họ lỗ 3-4 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Tài - nông dân trồng dưa ở Gia Lai - chia sẻ, sản lượng dưa vụ này của gia đình ông khoảng 45 tấn, mới hái bán được 1/3. Những ngày gần đây, thương lái không quá mặn mà việc thu mua, giá dưa loại đẹp rớt còn 1.500 đồng/kg.

Dưa này vốn trước nay được thu mua để xuất sang Trung Quốc, song nhiều tháng nay ùn ứ nông sản ở cửa khẩu, có thời điểm còn không thể xuất trái cây tươi sang Trung Quốc nên giá dưa mới rẻ như vậy, ông Tài buồn rầu nói.

Năm nay, gia đình Hồ Thanh Tuấn ở Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) thuê hơn 17ha đất để trồng dưa hấu. Ruộng dưa phát triển tốt vì thời tiết thuận lợi, năng suất đạt trên 40 tấn/ha. Nhưng chưa kịp vui vì dưa hấu cho năng suất cao, gia đình anh Tuấn lại khóc ròng bởi giá rớt thảm.

dua-hau.jpg


Dưa hấu rớt giá khiến người nông dân ở Tây Nguyên thua lỗ nặng (ảnh: Báo NNVN)

Với mức giá 1.500 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư 1ha dưa hấu lên tới 160 triệu đồng, gia đình anh Tuấn cùng nhiều nông dân trồng dưa ở địa phương lỗ từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.

Tại Bình Thuận, dù là nghịch vụ song một số thương lái thu mua thanh long cho biết, giá loại trái cây này hiện còn trung bình chỉ 500-1.000 đồng/kg. Hàng đẹp để xuất khẩu cũng rớt giá, còn 1.500 đồng/kg.

Đáng nói, chi phí sản xuất thanh long nghịch vụ lên tới 10.000 đồng/kg. Nay bán 1kg thanh long, nông dân chịu thua lỗ khoảng 9.000 đồng.

Theo Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, giá bán thanh long giảm sâu là do việc xuất khẩu thanh long bằng đường bộ ở cửa khẩu phía Bắc đang ách tắc. Còn xuất khẩu bằng đường biển không nhiều do tình trạng khan hiếm vỏ container cũng như chi phí vận chuyển quá cao.

Số lượng thanh long của các doanh nghiệp trong tỉnh đang tồn ở cửa khẩu và các kho lạnh lên đến 30.000 tấn, cần phải tiêu thụ trong vòng 15 ngày, Hiệp hội này thông tin.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), thừa nhận những tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá thanh long giảm sâu, còn 2.000-3.000 đồng/kg.

thanh-long.jpg

Gặp khó khi xuất khẩu sang Trung Quốc, giá thanh long "chạm đáy" (ảnh: IT)

Trong quý I/2022, sản lượng thanh long tại các tỉnh trồng nhiều ở phía Nam đạt khoảng 247.000 tấn, trong đó riêng tháng 3 khoảng 63.000 tấn. Hiện một số nông dân đã tạm dừng sản xuất rải vụ để tránh rủi ro.

Ông Quân - nhà vườn trồng thanh long ở Long An - cho biết, giá loại quả này hiện chỉ 3.000-5.000 đồng/kg mà vẫn khó tiêu thụ vì đang tắc đường sang Trung Quốc.

Ở nước ta, dưa hấu và thanh long là hai cây trồng chủ lực tại nhiều địa phương. Phần lớn sản lượng của hai loại trái cây này được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, đợt ùn ứ xe nông sản tại các cửa khẩu kéo dài suốt 3 tháng ròng, đến nay vẫn chưa chấm dứt khiến nhiều giá nhiều loại trái cây “chạm đáy”.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị tường Trung Quốc giảm mạnh. Tính riêng tháng 1, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm 19% về giá trị và tiếp tục giảm mạnh trong tháng 2.

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cũng nêu rõ, đợt ùn ứ nông sản tại của khẩu ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu của nhóm ngành rau quả. Rau quả không còn là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất tại thị trường Trung Quốc.

Lũy kế hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả Việt Nam đi các thị trường chỉ đạt 445 triệu USD, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, các mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu giảm mạnh nhất là thanh long, mít và dưa hấu... Hầu hết đều giảm ở mức hai con số.

Tính đến 22/2, tại cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị (Lạng Sơn) đang tồn 1.931 xe hàng hóa, trong đó có 1.442 xe hoa quả.

Ngày 23/2, Sở Công Thương Lạng Sơn thông báo kéo dài thời hạn tạm thời dừng tiếp nhận xe chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh này để xuất khẩu sang Trung Quốc đến hết 5/3, thay vì đến 25/2 như trước.

 

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.