Hợp tác xã nông sản lao đao

Dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn gặp rất nhiều khó khăn.

aa989edf05c6f298abd7-1132_20210730_3-141516.jpeg

Cửa hàng chính của Trung tâm phân phối Nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Bắc Kạn bị phong tỏa do Covid-19. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trung tâm Phân phối nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Bắc Kạn (thuộc HTX Nông nghiệp sạch Huyên Hân) được biết đến là đơn vị phân phối nông sản lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Bình thường, đơn vị này lúc nào cũng tất bật việc buôn bán, chuyển hàng cho khách ở khắp nơi, trong đó có các hệ thống siêu thị lớn như Vinmart, Big C và các hệ thống thực phẩm sạch ở nhiều tỉnh, thành phố từ Bắc tới Nam.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biên phức tạp khiến việc tiêu thụ càng ngày càng giảm. Ngay cả cửa hàng chính của đơn vị này cũng bị phong tỏa vì covid-19, khiến giá trị hàng hóa xuất bán ra thị trường giảm tới hơn 90%.

Chị Trần Thị Hường, HTX Nông sản sạch Huyền Hân cho biết: Thời điểm này, việc kinh doanh rất khó khăn, các khách hàng lẻ ở các tỉnh, thành phố và các hệ thống siêu thị cũng hạn chế nhập những mặt hàng nông sản có giá trị cao (miến dong, nấm hương, măng, rượu men lá,…). Việc gửi hàng cho khách lẻ giờ chỉ có thể gửi hàng theo đường bưu điện, hoặc qua các công ty chuyển phát với giá rất cao so với vận chuyển hàng thông thường.

Năm 2020, HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu, xã Văn Lang (Na Rì) luôn có 6 công nhân tham gia lao động với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng/năm. Bước vào năm 2021, dịch Covid-19 lan rộng khắp các tỉnh thành khiến cho việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, HTX đã phải cho cả 6 công nhân nghỉ việc mà chưa biết bao giờ mới làm lại.

Giám đốc HTX Hoàng Văn Luân chia sẻ, sản phẩm tinh chỉ bán trong tỉnh còn sản phẩm dược liệu thô như cà gai leo, giảo cổ lam phơi khô… do việc vận chuyển khó khăn nên đối tác lên thu mua giảm hẳn. Tới thời điểm hiện nay, doanh thu giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước.

watermark_img-3471-1134_20210730_743-141517.jpeg

Kho hàng miến dong Nhất Thiện chất đầy hàng do không bán được sản phẩm. Ảnh: Quý Phúc.

Cơ sở sản xuất miến dong Nhất Thiện (Ba Bể), đơn vị sản xuất miến dong lớn nhất toàn tỉnh Bắc Kạn, với sản lượng mỗi năm đạt 900 - 1.000 tấn/năm, lượng công nhân luôn dao động ở mức 30 - 40 người, lượng tiêu thụ hàng tháng đạt 50 - 60 tấn, những tháng cuối năm đạt hơn 100 tấn,... Tuy nhiên, đấy là thống kê của những năm trước, còn hiện tại đơn vị này chỉ còn 3 lao động là người trong gia đình.

Chị Bàn Thị Vân, quản lý của Cơ sở miến dong Nhất Thiện cho hay, thời điểm này hằng năm cơ sở đã giao được hơn 400 tấn miến, hoạt động sản xuất hết công suất mới đủ hàng giao. Còn hiện tại, từ đầu năm mới xuất được 70 tấn miến, công nhân cho nghỉ hết vì không có việc.

watermark_bac-kan-kho-tieu-thu-san-pham-nong-san-1158_20210730_63-141518.jpeg

Những loại rau, quả tươi đến thời kỳ thu hoạch như bí xanh thơm Ba Bể được tỉnh Bắc Kạn đặc biệt quan tâm tiêu thụ. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Kạn Nguyễn Ngọc Cương, việc xuất bán nông sản, nhất là mặt hàng rau, quả tươi bán ra có giá không cao như những năm trước, nhưng về sản lượng tương đối tốt.

Trong đó có thể kể đến quả bí xanh thơm Ba Bể, sản lượng lên đến 5.000 tấn, đến nay chỉ còn lại hơn ngàn tấn, bà con bảo quản tốt sẽ không lo bị hư hỏng, có thể bán dần đến Tết nguyên đán.

Riêng mặt hàng dưa hấu cũng được các doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ theo kênh của Hội Doanh nhân trẻ, cơ bản đến nay đã tiêu thụ hết cho bà con.

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.