Khoai tây vụ đông kém vui

Mặc dù giá khá ổn định so với mọi năm, nhưng do lượng tiêu thụ giảm, cộng với chi phí phân bón tăng cao nên vụ đông năm nay, người trồng khoai tây lãi thấp.

Quế Võ (Bắc Ninh) là địa phương có truyền thống trồng khoai tây vụ đông. Những ngày này, nông dân đang khẩn trương thu hoạch trà khoai tây vụ đông trồng muộn để giải phóng đất, kịp thời gieo mạ, sẵn sàng cho gieo cấy vụ lúa đông xuân 2021 - 2022 diễn ra đúng khung thời vụ.

img_5889-1503_20220120_973-161647.jpeg

Người dân huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đang khẩn trương thu hoạch khoai tây, giải phóng đất để kịp thời gieo mạ, chuẩn bị gieo cấy vụ đông xuân. Ảnh: Trung Quân.

Vụ đông năm nay, nông dân trồng khoai tây buồn vui lẫn lộn. Vui vì những diện tích trồng sớm cho năng suất, giá bán tương đối cao, buồn vì một số diện tích do ảnh hưởng của mưa kéo dài đầu vụ khiến bà con phải xuống giống muộn, nên hiện buộc phải thu non để kịp bán trong dịp Tết Nguyên đán, đồng thời giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa đông xuân.

Bà Trần Thị Mừng, thôn Xa Loan, xã Bồng Lai (Quế Võ) cho biết: Gia đình bà trồng 1,5 mẫu khoai tây, hiện tại bà đã thu hoạch và xuất bán được 7 sào với năng suất 4 - 5 tạ/sào, giá bán ở mức tương đối cao, từ 10.000 - 13.000 đồng/kg. Mặc dù vậy, bà Mừng vẫn kém vui khi diện tích khoai tây còn lại vẫn còn non mà buộc phải thu hoạch.

Bà Mừng chia sẻ: Trà khoai tây non bà đang thu hoạch là trà phải xuống giống muộn do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài thời điểm đầu vụ. Thông thường, thời gian sinh trưởng của khoai tây từ 90 - 95 ngày nên gia đình xuống giống đầu tháng 9 (âm lịch) sẽ kịp thu hoạch bán vào dịp Tết. Tuy nhiên, trà khoai tây này phải đến ngày 10/10 (âm lịch) mới tiến hành trồng được, nên thời gian sinh trưởng và phát triển mới được hơn 60 ngày đã phải tiến hành thu.

Bà Mừng thông tin thêm: Do thu sớm nên năng suất khoai tây trà muộn chỉ đạt 2,5 - 3 tạ/sào, thương lái thu mua với giá 8.000 đồng/kg, khoai tây bi có giá 30.000 đồng/túi (15 kg). Trong khi, giá lân đạm đang ở mức cao: Đạm 18.000 đồng/kg (các năm trước chỉ 7.000 - 8.000 đồng/kg), lân 600.000 - 650.000 đồng/tạ (những năm trước chỉ 400.000/tạ), tính toán chi li thì gia đình bà có lãi không được bao nhiêu, thấp hơn so với các năm trước.

img_5879-1505_20220120_890-161649.jpeg

Một số diện tích khoai tây còn non, chưa đẫy củ nhưng bà con phải thu hoạch để kịp giải phóng đất gieo cấy vụ đông xuân. Ảnh: Trung Quân.

“Mọi năm trung bình mỗi vụ khoai tây gia đình thu được 80 - 90 triệu đồng, tuy nhiên năm nay chỉ thu được khoảng 50 - 60 triệu đồng (chưa trừ chi phí)”, bà Mừng than thở.

Tương tự, bà Phạm Thị Lan, thôn Quế Tân, xã Quế Tân (Quế Võ) có 7 sào trồng khoai tây cũng đang khẩn trương thu hoạch kịp bán Tết, giải phóng đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa đông xuân.

Bà Lan cho hay, do trà khoai tây của gia đình còn non nên những diện tích sử dụng để gieo mạ bà sẽ phải tiến hành thu hoạch trước, diện tích còn lại sẽ tiếp tục chăm sóc để gia tăng năng suất, thương lái thu mua tới đâu bà sẽ thu hoạch tới đó.

Tuy nhiên, bà Lan tỏ ra khá bất an khi theo thông tin từ các thương lái, dịch Covid-19 đã làm cho sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, lượng tiêu thụ khoai tây không đáng kể nên số diện tích còn lại vẫn trong tình trạng “mong ngóng từng ngày” vì chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, thương lái chỉ thu mua rộ tới ngày 23 hoặc 25 (âm lịch).

“Mọi năm, xe tải từ khắp các nơi rầm rập kéo về mua hàng tới tận đêm, ấy vậy mà năm nay vắng bóng hẳn, thương lái địa phương cũng cân mỗi ngày với số lượng không đáng kể. Trước đây, mỗi ngày gia đình bà xuất bán từ 200 - 300 túi khoai tây, năm nay chỉ ở mức 50 - 60 túi. Gặng hỏi thì thương lái chỉ trả lời do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức ăn thị trường giảm nên thu mua ít”, bà Lan bộc bạch.

img_5904-1507_20220120_229-161650.jpeg

Những diện tích khoai tây đã thu hoạch, nông dân tiến hành dọn ruộng, sẵn sàng lấy nước, làm đất để gieo cấy lúa đông xuân. Ảnh: Trung Quân.

Cũng theo bà Lan, Tết Nguyên đán đang đến gần, nếu không tranh thủ thu hoạch nhanh, sẽ vừa không kịp bán dịp Tết khi đang được giá và tiêu thụ thuận lợi, vừa cập rập với khung thời vụ gieo cấy lúa đông xuân.

Anh Phạm Đình Ngọa, thương lái địa phương có kinh nghiệm trên 10 năm thu mua khoai tây cho biết: Gía bán khoai tây năm nay không có biến động nhiều so với những năm trước, tuy nhiên, sức tiêu thụ của thị trường lại giảm mạnh.

“Thị trường lớn như Hà Nội hiện tiêu thụ rất chậm và rất kén chọn, chủ yếu là các thương lái từ Hải Phòng, Hải Dương… về thu mua nhưng với lượng không nhiều như mọi năm”, anh Ngọa cho hay.

Anh Ngọa thông tin thêm: Khoai tây nếu người dân bán vào dịp Tết sẽ được giá hơn ngày thường, nếu để ra Giêng giá bán sẽ rất khó lường, lên xuống không có quy luật, không cẩn thận người trồng rất dễ phải bù lỗ.

Bên cạnh đó, nếu không bán được trước Tết, khoai tây Quế Võ sẽ phải cạnh tranh với khoai tây ở các vựa trồng khác bước vào giai đoạn thu hoạch rộ như Nam Định, Thái Bình… thì khả năng tiêu thụ càng khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh các nhà máy chế biến giảm công suất, nhà hàng, quán ăn, lễ hội, đình đám… hạn chế như hiện nay.

Theo Sở NN-PTNT Bắc Ninh, lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2021 - 2022 của tỉnh theo lịch lấy nước đổ ải khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, thời gian lấy nước đợt 1 từ 0 giờ ngày 4/1 đến 24 giờ ngày 6/1 (3 ngày); đợt 2 từ 0 giờ ngày 15/1 đến 24 giờ ngày 22/1 (8 ngày); đợt 3 từ 0 giờ ngày 13/2 đến 24 giờ ngày 17/2 (5 ngày).

Các cơ quan chuyên môn đã tăng cường hướng dẫn nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây màu vụ đông, giải phóng đất, lên phương án đổ ải, phục vụ đủ nhu cầu nước cho diện tích gieo mạ.

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.