Lâm Đồng thiếu hơn 50% nhân công thu hoạch cà phê
Nông dân ở tỉnh Lâm Đồng đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 nên nguồn lao động ngoại tỉnh đến thu hoạch cà phê gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn nhân lực tại chỗ chỉ đáp ứng từ 40-50%.
Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 162.129ha cà phê đang thời kỳ kinh doanh, với sản lượng ước đạt 518.603 tấn cà phê nhân. Ảnh: Phan Tuấn
Thiếu nguồn nhân công ngoại tỉnh
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, vụ mùa năm nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 173.660ha cà phê. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 162.129ha, năng suất bình quân 32 tạ/ha, sản lượng ước đạt 518.603 tấn cà phê nhân (tương đương 2.342.186 tấn cà phê tươi).
Vụ mùa thu hoạch cà phê năm nay đang đến gần. Qua rà soát, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng dự kiến nhân công lao động phục vụ nhu cầu thu hoạch cà phê niên vụ 2021 khoảng 7.869.230 công. Thời gian thu hoạch cà phê sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 3 tháng cuối năm 2021.
Tình hình thực tế cho thấy, lực lượng lao động thu hái cà phê tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 40 - 50%, số còn lại chủ yếu là lao động đến từ ngoại tỉnh. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc thuê lao động từ ngoài tình về Lâm Đồng để thu hoạch cà phê là rất khó thực hiện.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Văn Hảo, một nông dân ở huyện Bảo Lâm cho biết: "Năm nay gia đình tôi có 2 ha cà phê chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Hiện nay, gia đình tôi đang thuê mướn nhân công nhưng mọi thứ không hề đơn giản. Những năm trước, với 2ha cà phê gia đình tôi sẽ thuê 3 nhân công ngoại tỉnh đến thu hoạch, phơi sấy trong khoảng thời gian 2 tháng thì hoàn thành. Thế nhưng năm nay, việc thuê người ngoại tỉnh là không khả thi".
Theo ông Hảo, gia đình ông có 4 anh, chị, em ruột tham gia sản xuất cà phê với tổng diện tích khoảng 12ha. Với diện tích này ngoài nguồn nhân lực trong nhà, 4 gia đình cần thêm khoảng 20 nhân công ngoại tỉnh.
"Cái khó hiện nay là nguồn nhân lực ở trong tỉnh không đủ, nhà nhà, người người đều bước vào vụ thu hoạch cà phê nên rất khó thuê mướn. Nếu trong thời gian tới các thành viên trong gia đình không thuê mướn được nguồn nhân công ngoại tỉnh thì sẽ giữa các gia đình sẽ trao đổi nhân công với nhau và thu hoạch theo hình thức cuốn chiếu"- ông Hảo chia sẻ về kế hoạch dự phòng của gia đình.
Nguồn nhân công để thu hoạch cà phê ở tỉnh Lâm Đồng chỉ đáp ứng từ 40-50%. Ảnh: Ngọc Ngà
Chuẩn bị các phương án ứng phó
Trước những khó khăn nêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra giải pháp bảo đảm nhân công cho vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất các địa phương nói chung, đặc biệt là các huyện có diện tích cà phê lớn như Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng… tiến hành rà soát, thống kê diện tích, dự báo sản lượng cà phê thu hoạch trên từng địa bàn.
Qua đó, các địa phương cần nắm chắc tổng diện tích, sản lượng và nguồn lao động của từng hộ dân. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các hộ gia đình neo đơn, các hộ có người mắc kẹt ở vùng dịch.
Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ thành lập các tổ, đội, nhóm hộ để thực hiện đổi công. Mặt khác, các địa phương cũng cần rà soát lực lượng lao động trên địa bàn có nhu cầu thu hái cà phê để giới thiệu cho nông dân thỏa thuận, thuê mướn hợp lý.
Việc làm này sẽ giúp người nông dân tránh được việc bị lợi dụng tình hình khan hiếm lao động để đẩy giá nhân công lên cao. Trong quá trình chuẩn bị, các địa phương cũng cần huy động các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thành lập các tổ, đội hỗ trợ các gia đình khó khăn thu hoạch cà phê.
Bên cạnh các nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cũng đã có văn bản đề nghị Sở Lao động Thương Binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các trung tâm giới thiệu việc làm có giải pháp hỗ trợ các địa phương. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn phối hợp với các địa phương để huy động hội viên có các giải pháp hỗ trợ nhau trong công tác thu hoạch cà phê niên vụ 2021.
Nguồn: Theo báo Lao động
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận