Lạng Sơn: Lập cửa hàng số, giúp nông dân bán kho báu 1.200 tỷ đồng đang ẩn mình trên núi

Lạng Sơn đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch na, do dịch Covid-29 diễn biến phức tạp, tỉnh chủ trương thúc đẩy tiêu thụ nội địa qua các kênh thương mại điện tử.

1.200 tỷ đồng của nông dân Lạng Sơn đang ở... trên núi
Chia sẻ thông tin tại hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm na Chi Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2021, ông Lý Việt Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, vùng sản xuất na của tỉnh Lạng Sơn tập trung tại các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích trên 3.500ha, trong đó có hơn 400ha na được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản lượng na đạt khoảng 30.000 tấn. 

Tổng giá trị sản xuất ước đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên 1ha canh tác na đạt 275 triệu đồng.

Tại huyện Chi Lăng - vùng trồng na trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn, thời điểm này bà con đang tất bật chuẩn bị cho vụ thu hoạch na.

 Theo thống kê, sản lượng na cuả huyện Chi Lăng năm 2021 đạt khoảng 21.000 tấn, giá trị thu nhập ước đạt 850-900 tỷ đồng.

base64-162674208020013195986.png

Ông Nguyễn Quốc Toản (phải) - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT chủ trì hội nghị xúc tiến tiêu thụ na và các sản phẩm OCOP của Lạng Sơn tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: K.Nguyên.

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, các sản phẩm nông sản của tỉnh Lạng Sơn đã được cấp mã số vùng trồng với 12,18ha chuối tại Văn Lãng, 40ha na tại Chi Lăng; 60ha thạch đen tại huyện Tràng Định.

Sáu tháng cuối năm 2021 sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ cấp mã số cho 115 vùng trồng thạch đen tại các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng.

Trong điều kiện dịch Covid-19 khiến tình hình tiêu thụ na có thể gặp khó khăn, huyện Chi Lăng đã chủ động xây dựng các trang thông tin điện tử để quảng bá, giới thiệu, bán hàng trực tuyến sản phẩm na nói riêng và các loại nông sản chủ lực của huyện đến người tiêu dùng trong nước. 

Ông Lương Trọng Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ NNPTNT, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, các sàn thương mại điện tử tạo điều kiện để sản phẩm đặc sản của Lạng Sơn đến được nhiều địa phương trong cả nước.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất, các thương nhân thu gom tiêu thụ na đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm na thông qua hệ thống các trang thương mại điện tử như: Voso.vn; Postmart.vn và mạng xã hội như: Zalo, Facebook. 

Qua gần 1 tháng thử nghiệm, đã có gần 1.400 hộ gia đình đưa sản phẩm nông sản, trong đó có na lên các sàn thương mại điện tử. 

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm lên sàn điện tử, tổ chức tuần lễ na Chi Lăng tại Hà Nội, chọn đại sứ đại diện cho thương hiệu na Chi Lăng… để quảng bá, phục vụ người tiêu dùng cả nước, giúp cho thương hiệu na Chi Lăng ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.

Ông Lý Việt Hưng đánh giá, năm nay, do tác động của dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát khiến đầu ra nông sản nói chung và na Chi Lăng nói riêng gặp khó. 

Việc đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt thông qua hình thức bán hàng online đang được tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai. 

"Bên cạnh đó, tỉnh sẽ xây dựng bản đồ số và cửa hàng số đối với mặt hàng na Chi Lăng để sản phẩm có thể đi trực tiếp từ người bán đến người tiêu dùng" - ông Hưng nói.

Hướng dẫn nông dân Lạng Sơn livestream bán na

base64-1626741886982731466253.png

Đặc sản na ngon nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: K.Nguyên.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) nhận định, na Chi Lăng là sản phẩm đặc sản truyền thống của địa phương có uy tín và được nhiều người biết đến. 

Năm 2011, sản phẩm na Chi Lăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Năm 2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục đặc sản na Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn lọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện việc thu hái và tiêu thụ na Chi Lăng gặp nhiều khó khăn. 

Nguyên nhân do, thu hoạch chủ yếu tập trung, khó bảo quản tươi, chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa đưa vào xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến chuỗi cung ứng nông sản gặp khó khăn nhưng với việc đa dạng và chủ động các hình thức xúc tiến thương mại, thay đổi phương thức bán hàng đi vào chiều sâu, sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh trong tình hình mới, na Chi Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn sẽ có đầu ra ổn định.

Hiện, các sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso đều cam kết sẽ có những hỗ trợ truyền thông, hướng dẫn quy cách bao gói, bảo quản sản phẩm, xây dựng thương hiệu, vận chuyển và bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là hỗ trợ nông dân trồng na ở Lạng Sơn trong hoạt động livestream bán hàng, đưa sản phẩm đến 63 tỉnh thành trên cả nước cũng như xuất khẩu.

Ông Bùi Quang Tú - đại diện sàn thương mại điện tử Sendo - cho biết, việc bán hàng online khác với bán hàng truyền thống, do đó phía doanh nghiệp cũng sẽ tư vấn hướng dẫn cho bà con nông dân để đưa sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

"Bán hàng online chủ yếu cho khách văn phòng, công sở, các đơn hàng mua thường là 5kg, 7kg, 10kg, do đó chúng tôi hướng dẫn bà con trong khâu đóng gói cũng như hỗ trợ vận chuyển để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng tươi ngon nhất" - ông Bùi Quang Tú nói.

Cùng với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp phân phối, sàn thương mại điện tử và cơ quan chức năng, nhiều ý kiến cho biết, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng cần quan trọng đến phương thức đóng gói, bảo quản, dán tem truy xuất nguồn gốc. 

Đồng thời, kết nối nhà sản xuất với nhà cung cấp để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ. Với đồng bộ các giải pháp, na Chi Lăng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn và mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người trồng. 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.