Liên kết tiêu thụ nông sản, khâu trung gian ‘ăn đủ’

Có những nông sản mua bán tại ruộng rất rẻ nhưng khi lên bàn ăn thì giá trị tăng lên gấp cả chục lần, đó là lỗi của khâu trung gian'.

nong-san-8-134454_304.jpg

Ông Đỗ Đức Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân TP Hải Phòng (bên trái ảnh). Ảnh: Đinh Mười.

Hiện nay, nông sản của Hải Phòng vẫn tiêu thụ nội địa là chính, tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tươi thông qua thương lái và tiêu thụ tại các chợ truyền thống, sản lượng cung ứng cho chế biến không đáng kể, một số ít sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như dưa hấu với sản lượng trung bình 300-500 tấn/năm,...

Theo ông Đỗ Đức Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân Hải Phòng, thời gian qua, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như tiêu thụ nông sản của người dân, dù cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, nhiều giải pháp nhưng hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng.

Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế so với tiềm năng, lợi thế, số lượng còn ít, chủ yếu là vừa và nhỏ, nguồn lực thấp, còn các hợp tác xã chuyển đổi hoặc thành lập mới hoạt động hiệu quả không nhiều, chưa phát huy vai trò là đầu mối, điều phối, dịch vụ sản xuất, khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cho nông, ngư dân.

Còn doanh nghiệp ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm ít, chủ yếu có sản phẩm dưa chuột bao tử; xuất hiện một số ít các doanh nghiệp nhỏ mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, thu mua sản phẩm cung ứng cho các bến ăn tập thể, khu công nghiệp,... 

dua.png

Nhiều loại nông sản giá bán tại ruộng rất thấp nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì giá lại cao ngất ngưởng. Ảnh: Đinh Mười.

Bên cạnh đó, chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản dù rất nhiều, nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư vào sản xuất quy mô lớn trong khi đó, chi phí đánh giá, xét nghiệm theo quy định phục vụ chứng nhận và duy trì chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB), GAP, hữu cơ còn cao.

Do đó, vừa qua tại nhiều nơi đã xảy ra tình trạng người sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp bị thiệt thòi khi sản phẩm làm ra được thu mua với giá thấp, tuy nhiên khi qua tay thương lái và lên bàn ăn thì giá cả tăng lên đến cả chục lần. Khâu trứng gian "ăn đủ".

“Yếu nhất trong liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân hiện nay là khâu trung gian, có những mặt hàng 1kg bán tại ruộng chỉ vài chục nghìn nhưng khi lên bàn ăn giá cả đã tăng lên gấp cả chục lần. Vấn đề không phải chi phí vận chuyển, chế biến hay phí thuê mặt bằng tại các nhà hàng quá cao mà do khâu trung gian chúng ta vẫn chưa tốt, điều đó khiến người nông dân thiệt thòi”, ông Hòa chia sẻ.

Theo ông Hòa, cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở TP Cảng hiên nay vẫn là lúa, chiếm tới 78,75% diện tích gieo trồng, còn số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tương đối lớn, chiếm trên 70% tổng đàn vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh còn thấp, chiếm 12,90% tổng diện tích nuôi trồng.

Sản phẩm chủ lực như: rau, củ, quả, lợn thịt, gà lông màu, tôm thẻ chân trắng,… chiếm tỷ lệ thấp cho năng suất, giá trị và hiệu quả cao chiếm tỷ trọng nhỏ, còn diện tích sản xuất có chứng nhận GAP hữu cơ, an toàn dịch bệnh chiếm tỷ lệ còn thấp, 1,55% diện tích thủy sản, 0,25% diện tích trồng trọt.  

Hải Phòng hiện đang có 278 chợ kinh doanh thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm cung cấp khoảng 115.000 kg thịt gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Bên cạnh đó, có 5 siêu thị lớn và hệ thống các cửa hàng, siêu thị mini trên địa bàn thành phố kinh doanh thịt, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm như siêu thị Vinmart, Công ty CP,...

Tuy vậy, các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, quy trình sản xuất đơn giản, trang thiết bị còn thiếu, sản phẩm sản xuất chưa nhiều, công tác bảo quản còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.

tieu-thu-nong-san-24-134702_132.jpg

Cần làm tốt hơn khâu trung gian trong liên kết tiêu thụ nông sản. Ảnh: Đinh Mười.

Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thời gian tới cần tiếp tục làm tốt công tác giám sát, phản biện để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đồng bộ để tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực như đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, khoa học - công nghệ,...

Cần phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất nông sản, thực phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP, được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cần hỗ trợ thiết kế, in tem nhãn phục vụ truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn hỗ trợ kinh phí đăng ký và duy trì gian hàng điện tử cho cơ sở có sản phẩm đạt tiêu chí.

Đồng thời, cần khuyến kích các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực chế biến bảo quản nông sản, thực phẩm cũng như thường xuyên nắm bắt tình hình cung cầu hàng hóa của các địa phương, đặc biệt là các địa phương có khó khăn về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các sản phẩm, hỗ trợ tổ chức tiêu thụ trên địa bàn.

“Chúng ta, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch, kế hoạch ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố, của vùng, của quận, huyện. Thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp dựa trên tín hiệu thị trường, quy hoạch lại các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, tổ chức sản xuất điều phối theo nhu cầu của thị trường. Đồng thời phải đổi mới tư duy xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa các kênh bán hàng như: đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn giao dịch điện tử,…” ông Hòa nói.

Năm 2021, Hải Phòng tành lập và ra mắt được 50 tổ hợp tác kinh tế, thành lập 9 chi Hội nghề nghiệp với 191 hội viên, thành lập 07 Hợp tác xã theo luật HTX năm 2012 với 105 thành viên.

Các Tổ hợp tác và HTX do các cấp Hội nông dân tư vấn, hướng dẫn thành lập đang có chiều hướng phát triển, tăng về số lượng và chất lượng, số tổ hợp tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả tăng dần.

Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho tổ viên, tạo điều kiện để các tổ viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kiến thức khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.