Mía đường Hậu Giang với hệ lụy 'đốn gốc, bỏ ngọn'
Lãnh đạo một công ty mía đường đã gắn bó hơn 20 năm với ngành này tại Đồng bằng sông Cửu Long chia sẻ, đáng tiếc cho ngành mía đường tỉnh Hậu Giang bởi cơ hội có nhưng vẫn không thể phát triển do cách điều hành chỉ tính đến lợi ích ngắn hạn.
Cụm từ “lợi ích ngắn hạn" mà vị lãnh đạo này muốn nói chính là bất cập của những vụ sản xuất vừa qua. Khi giá đường xuống thấp, Công ty mía đường Cần Thơ (CASUCO) phải mua mía để đảm bảo nông dân vẫn có lãi, có sức tái sản xuất mía. Thế nhưng, thực tế giá thu mua mía lại quá thấp khiến họ phải chịu lỗ và bỏ mía.
Có thời điểm giá đường quá tốt, giá mía có thể mua lên đến 1.200 - 1.300 đồng/kg, nhưng CASUCO vẫn chỉ mua với giá 1.000 - 1.100 đồng/kg. Câu chuyện lợi ích ngắn hạn, nhưng hệ lụy dài hạn là không còn mía để ép đã xảy ra.
CASUCO có hai nhà máy đường đã tồn tại hàng chục năm qua tại Hậu Giang là nhà máy đường Vị Thanh và nhà máy đường Phụng Hiệp. Tuy nhiên, đến niên vụ mía 2019 - 2020, CASUCO đã phải đóng cửa nhà máy đường Vị Thanh, còn nhà máy đường Phụng Hiệp từ đó đến nay thường cứ ba ngày chạy, ba ngày nghỉ vì thiếu mía nguyên liệu. Kết thúc vụ ép 2020 - 2021 vừa qua, nhà máy đường của CASUCO chỉ ép được 86.000 tấn mía, dù giá đường tốt. Trong khi những vụ trước ép từ 800.000 tấn đến 1.000.000 tấn mía/vụ.
Vị lãnh đạo này đặt vấn đề, ngành sản xuất mía - đường Hậu Giang sẽ đi về đâu khi chính quyền địa phương khuyến khích nông dân trồng mía chuyển đổi sang cây trồng khác, kéo theo nhiều hệ lụy như: niềm tin của nông dân vào cây mía và các doanh nghiệp chế biến đường giảm sút; sản xuất mía hoàn toàn không cơ giới hóa được và nhân công ngày càng khan hiếm...
Điều đáng nói dù Chính phủ đã có nhiều chính sách bảo vệ ngành sản xuất mía đường, nhưng ngành này tại Hậu Giang đang đứng trước nguy cơ đóng cửa nhà máy để tránh lỗ.
Mới đây, ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị CASUCO có tờ trình về việc thông qua phương án tạm dừng sản xuất vụ 2021 - 2022 tại nhà máy đường Phụng Hiệp và sắp xếp chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động tại công ty do thu hẹp sản xuất.
Nếu tờ trình này được thông qua tại Đại hội đồng Cổ đông bất thường năm 2021 mà CASUCO dự kiến khai mạc ngày 8/9/2021 thì cây mía Hậu Giang đã gần ngày thu hoạch, nông dân đã bỏ ra nhiều công sức đầu tư và tâm huyết của mình đối với cây mía còn sót lại để giữ vùng nguyên liệu cho nhà máy đường càng thêm mất niềm tin vào cây mía.
Ông Đào Duy Thông ở ấp Mỹ Hưng (xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) trồng 1,5ha mía đã gần 8 tháng, không giấu được lo lắng: Năm nay, tiền thuê nhân công các khâu trong canh tác mía và tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng so với cùng kỳ, nhất là giá phân bón tăng gần 50%. Do đó, mỗi ha mía bà con bỏ ra chi phí hơn 10 triệu đồng. Vì vậy, nếu nhà máy đường không thu mua mía, nông dân sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn chồng chất.
Đối với việc tiêu thụ mía cho người dân, khi CASUCO còn là doanh nghiệp Nhà nước thì chính quyền còn chỉ đạo được, nhưng nhiều vụ mía gần đây CASUCO đã là công ty cổ phần khiến lãnh đạo tỉnh Hậu Giang không ít lần phải đề nghị Công ty cố gắng mua mía giúp dân.
Và vụ ép mía 2021 - 2022 này, dù còn nhiều tháng nữa mới chính thức bắt đầu, nhưng chính quyền tỉnh đã phải vào cuộc giải quyết hơn 4.000 ha mía của khoảng 5.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh khi CASUCO lên kế hoạch đóng cửa nhà máy đường Phụng Hiệp. Đặc biệt, còn “đứng ngồi không yên” trong việc tiêu thụ cho người dân bởi quyền thu mua là của CASUCO.
Do đó, gần đây chính quyền các cấp Hậu Giang luôn khuyến khích người dân chuyển đổi cây mía sang các cây trồng khác cũng là điều dễ hiểu.
Việc CASUCO lên kế hoạch tạm dừng sản xuất vụ 2021 - 2022 tại nhà máy đường duy nhất trên địa bàn tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề cho cây mía Hậu Giang. Nếu cây mía tiếp tục không được doanh nghiệp nhìn nhận trong dài hạn và cứ mãi “đốn gốc, bỏ ngọn”, không quan tâm, đầu tư thích đáng cho người trồng mía như thời gian dài vừa qua thì không lâu nữa ngành sản xuất mía đường Hậu Giang chắc chắn sẽ bị "xóa sổ".
Nguồn: Theo TTXVN
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận