Năng suất, giá đều tăng, nhưng cá vẫn nằm ao chờ thu mua
Dịch COVID-19 vẫn đang tác động nặng nề đến nền kinh tế nông nghiệp ĐBSCL; mà ở đó, ngành hàng cá tra đang ngụp lặn giữa vô vàn khó khăn. Nhiều vùng nuôi tới lứa thu hoạch nhưng doanh nghiệp, đơn vị chế biến xuất khẩu hạn chế thu mua, vì vướng giãn cách
Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: TR.L
Các hộ nuôi đang đứng trước nguy cơ thua lỗ và đang rất cần sự hỗ trợ, tháo gỡ từ các ngành chức năng.
Hơn 3.000 tấn cá quá lứa chờ thu hoạch
Ghi nhận tại Cần Thơ, trong tháng 8 vừa qua, thành phố có diện tích thả nuôi thủy sản là 2.004ha, trong đó diện tích thả nuôi cá tra là 13ha. Ðến nay, diện tích thủy sản đã thu hoạch 1.942ha với sản lượng 112.938 tấn, tăng 19% so với cùng kỳ, đạt 56% kế hoạch, riêng sản lượng cá tra thu hoạch 93.691 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, tình hình nuôi trồng thủy sản ổn định, không phát sinh dịch bệnh. Tuy nhiên, do thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, việc thu hoạch tiêu thụ thủy sản có sản lượng lớn như cá tra gặp khó khăn, tồn đọng tại Ô Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Phong Ðiền, Cờ Ðỏ.
Ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ - cho biết, đang tồn cá tra quá lứa với trên 3.000 tấn chưa thu hoạch. Nhiều nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu tại TP.Cần Thơ đang tạm ngừng sản xuất, không thu mua cá tra nguyên liệu do không đáp ứng được yêu cầu về phương án hoạt động đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Quận Thốt Nốt, Cần Thơ có tổng diện tích nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay là 400,48ha, cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 16,3ha, đạt 97,68% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thịt 353,7ha, cao hơn cùng kỳ 16,3ha; diện tích ương cá tra giống 28,6ha.
Tổng sản lượng cá nuôi được thu hoạch là 49.534 tấn, đạt gần 60% so với kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 8.797 tấn. Trong đó, cá tra có sản lượng thu hoạch cao với 48.360 tấn, tăng 8.996 tấn so với cùng kỳ, với của 71 cơ sở nuôi được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình VietGAP, BAP, ASC… Tuy nhiên, hiện cá tra đến lứa thu hoạch nhưng còn lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ của từng thời điểm, do đó hộ nuôi không thu được lợi nhuận.
Hiện giá cá tra nguyên liệu tại quận Thốt Nốt dao động từ 21.500-22.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm 2020 từ 3.000-4.000 đồng/kg. Nhưng, với mức giá này người nuôi vẫn bị thua lỗ từ 1.000-2.000 đồng/kg, do giá thành nuôi cá tra cao từ 22.000-23.000 đồng/kg; đồng thời, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp chế biến hạn chế thu mua cá, nhiều diện tích cá tra với hàng nghìn tấn đến lứa thu hoạch nhưng chưa có đơn vị thu mua…
Khó khăn vẫn còn phía trước
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 8.2021 là thời điểm cả nước, trong đó có vùng ÐBSCL rơi vào tình trạng dịch bệnh COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp. Các địa phương tập trung phòng, chống và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản chịu tác động rất lớn.
Cụ thể, trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đạt 588 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, mặt hàng thủy sản chủ lực cá tra, tôm… sụt giảm từ 20-33% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn so với tháng 7, xuất khẩu ngành hàng cá tra trong tháng 8 giảm đến 31%...
Theo nhận định của các chuyên gia, việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá tra sau thời gian giãn cách xã hội là hết sức khó khăn khi chỉ có 30-40% doanh nghiệp có đủ năng lực phục hồi, trong khi số doanh nghiệp còn lại (khoảng 60-70%) gặp rất nhiều khó khăn hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Ðiều này, khiến xuất khẩu thủy sản ở ÐBSCL và cả nước những tháng cuối năm nay được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn.
Hiện nay, chỉ đạo mới của Trung ương là ưu tiên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 cho công nhân nhà máy chế biến mà chưa ưu tiên cho nhân công vùng nguyên liệu, người chăn nuôi và thu hoạch cá. Do đó, người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển, thu hoạch cá tra để phục vụ chế biến, trong khi đội thu hoạch này đến 40-50 người nên cần phải tiêm vaccine phòng ngừa.
Nguồn: Theo báo Lao động
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận