Nghệ An: Dư thừa hàng ngàn tấn nông sản, làm sao đưa được đến người tiêu dùng?

Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tại Nghệ An, các loại nông sản gặp khó khăn trong tiêu thụ do hạn chế việc đi lại và vận chuyển. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở thu mua dừng hoạt động...

Nông sản ùn ứ kéo dài, thiếu đầu ra

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động tiêu thụ nông sản trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, giá xuống thấp. Ngoài ra, các thực phẩm chăn nuôi, thủy sản như lợn, gà, trứng gia cầm, tôm, cá… có sản lượng thu hoạch hàng nghìn tấn mỗi tháng cũng rơi vào tình trạng khó tiêu thụ. Theo phản ánh của nhiều địa phương, vào thu hoạch chính vụ, nhưng một số doanh nghiệp, thương lái đang giảm thu mua vì hoạt động vận chuyển, lưu thông, phân phối nông sản ngưng trệ do nhiều địa phương thắt chặt kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

1849_rsss.jpg

Do ảnh hưởng Covid-19, giá thu mua một số loại nông sản ở Nghệ An đang giảm, việc tiêu thụ cũng không thuận lợi

Theo ông Trần Nguyên Hòa - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc (Nghệ An), hiện trên địa bàn huyện có rất nhiều nông sản gặp khó về đầu ra do dịch bệnh: gà thịt thương phẩm ứ đọng khoảng 500 tấn gà thịt; vịt, ngan; trứng gia cầm…cũng khó tiêu thụ, nhưng bức bách nhất là khoảng 1.000 tấn rau ở xã Nghi Thuận chưa có đầu ra. Theo ông Hoà, rau chủ yếu là cải ngọt, dưa chuột, mướp đắng... đến kỳ thu hoạch mà còn nằm phơi cả trên đồng. Bà con xã Nghi Thuận phải lên mạng xã hội nhờ giải cứu bởi thời điểm này việc tiêu thụ gặp khó khăn do nhiều địa phương trong tỉnh đang cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Do tiêu thụ khó khăn nên giá cả nông sản trên địa bàn giảm mạnh, như giá lạc nhân ở huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu những năm trước có giá từ 40.000 - 50.000 đồng đồng/kg thì năm nay giảm xuống còn 30.000 - 35.000 đồng/kg tùy loại. Riêng vừng trắng trước đây giá hơn 30.000 đồng/kg nay cũng giảm xuống 20.000 đồng/kg; vừng đen giá cao nhất trên 50.000 đồng/kg nay còn chưa đầy 40.000 đồng/kg…

Hay tại xã Cẩm Sơn huyện Anh Sơn, vụ hè thu năm nay, bà con nông dân chủ yếu trồng mướp hương, như những năm trước mỗi sào cho năng suất từ 1,5 - 2 tấn, thu nhập trung bình từ 8-10 triệu đồng. Năm nay mướp được mùa, quả rất sai nhưng giá mướp tại vườn chỉ có 2.000 đồng/1kg. Mặc dù giá xuống mức rất thấp nhưng người thu mua rất ít, thậm chí nhiều nơi còn không có người thu mua. Do vậy, dù đến thời điểm nhưng người dân vẫn chưa thu hoạch mặc mướp già trên cây.

Cùng cảnh ngộ, tại huyện Yên Thành, hiện nay có trên 60 vườn dưa lưới, với trên 10 tấn đang vào vụ thu hoạch đang ứ đọng, và khoảng gần 1 tuần nữa sẽ thu hoạch lứa kế tiếp, dự kiến sản lượng trên 50 tấn dưa. Anh Nguyễn Văn Hoành ở Văn Thành, huyện Yên Thành cho biết, gia đình đầu tư trên 2,2 tỷ đồng để trồng dưa, nhưng hiện nay khâu tiêu thụ đặc biệt khó khăn.

Theo anh Hoành: “Vụ dưa sản lượng rất tốt, nhưng do dịch huyện Yên Thành phải cách ly toàn xã hội nên đầu ra sản phẩm khó. Hàng ngày qua mạng xã hội, phải nhờ người quen, các cơ quan đóng trên địa bàn tiêu thụ giúp, chủ yếu là ai cần thì ship đến tận nơi. Hiện tại, trong vườn vẫn đang còn trên 1,5 tấn dưa lưới giai đoạn thu hoạch đang rất cần được tiêu thụ. Bình thường thì bán 45- 55.000 đồng/kg, tùy loại, hiện tại giá giảm còn 35.000 đồng/kg tại vườn, chỉ mong thu hồi vốn đầu tư…”.

Nguyên nhân chủ yếu được bà con đưa ra, do nhiều doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản đang tạm dừng hoạt động; thương lái thu mua ngại di chuyển và phải thực hiện xét nghiệm làm tăng chi phí; việc di chuyển của người thu mua và vận chuyển hàng hóa qua lại các địa bàn khó khăn do đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên đã gây ùn ứ nông sản trong thời gian vừa rồi.

Làm sao để điều tiết từ vùng thừa sang vùng thiếu?

Nguồn cung nông sản đang có nguy cơ dư thừa khi nhiều loại trái cây, rau củ, cho đến các loại gia súc, gia cầm… đang vào vụ thu hoạch cần có sự kết nối để không xảy ra tình trạng ách tắc nơi này nhưng lại thiếu hụt ở nơi khác.

Nghệ An hiện đang có khoảng 600.000 con lợn trọng lượng từ 75kg trở lên đang cần tiêu thụ. Giá lợn hơi giảm mạnh, chỉ còn 55.000 đồng một kg, thấp hơn giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản chất lượng cao như cá, tôm… cũng còn hạn chế. Năng suất, sản lượng rau, củ quả các loại đều tăng so với cùng kỳ năm trước do thời tiết thuận lợi nhưng thị trường tiêu thụ trong nước giảm, dồn vụ thu hoạch, liên kết sản xuất còn hạn chế...

1856_3sss.jpg

Thời gian vừa qua, nhiều tổ chức trên địa bàn Nghệ An đứng ra "giải cứu nông sản", tuy nhiên so với nhu cầu thực tế thì chỉ đạt được một phần rất nhỏ.

Trong khi đó theo tính toán của Sở Công Thương Nghệ An, dự kiến tổng nhu cầu hàng thiết yếu và khả năng cung ứng hàng thiết yếu cho toàn thành phố trong 7 ngày giãn cách khoảng 95 tấn. Trong đó rau, củ, quả các loại 55 tấn/ngày; thịt, cá các loại 17 tấn/ngày; hàng khô các loại: 13 tấn/ngày… Như vậy, xét về năng lực tự cung ứng, TP. Vinh rất cần sự bổ trợ nông sản, thực phẩm từ các địa phương khác trong cả tỉnh hiện đang thừa ứ.

Hầu hết các loại nông sản ở địa phương trong tỉnh hoàn toàn tự chủ. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên gây nên tình trạng dư thừa cục bộ và cần có sự điều tiết từ đại phương thừa sang địa phương thiếu. Tránh tình trạng rau xanh, trái cây, thịt gia cầm ở nhiều nơi khác “rẻ như cho”, thậm chí phải đổ bỏ do không tiêu thụ được, trong khi tại các vùng giãn cách như TP. Vinh giá rau củ người tiêu dùng phải chịu giá đắt và rất khó để mua được.

Theo ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An, Sở đã có phương án hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải cung cấp hàng hóa thiết yếu di chuyển để cung cấp hàng hóa cho địa bàn TP. Vinh. Lập danh sách các phương tiện vận chuyển hàng hóa của các đơn vị phân phối cung ứng vào TP. Vinh và trong thành phố để gửi cho các lực lượng chức năng tạo điều kiện lưu thông thuận lợi. Việc lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn nhờ áp dụng cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên theo “luồng xanh”, nhưng mỗi địa phương vẫn có những quy định khác nhau nên hàng nông sản chậm đến các điểm tiêu thụ đang thực hiện giãn cách xã hội.

Mặt khác, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp đang thiếu lực lượng lao động thu hoạch, vận chuyển nông sản, shipper vì vướng nhiều quy định phòng chống dịch. Nhiều loại nông sản ùn ứ, chờ tiêu thụ tại vùng sản xuất dẫn đến giá thành tụt giảm, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

Sau một thời gian kết nối các địa phương, đến nay đã có nhiều cá nhân, tổ chức… "xắn tay" giúp bà con kết nối tiêu thụ. Điển hình như qua hội nông dân từ tỉnh đến các địa phương làm cầu nối. Có thể thấy đây là cả sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì chỉ đạt được một phần rất nhỏ. Từ nay đến cuối năm, dự báo tình hình dịch bệnh rất khó lường. Về nguồn cung nông sản, thực phẩm không đáng lo ngại, nhưng vấn đề quan trọng là phải đưa được đến tay người tiêu dùng.

Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia, theo kinh nghiệm từ các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang vừa qua, để không đứt gãy chuối cung ứng hàng hoá, cũng như tiêu thụ được nông sản cho bà con, các địa phương trong tỉnh cần thiết lập “luồng xanh” để phục vụ tiêu thụ nông sản cho địa phương mình. Cùng với đó, khẩn trương xây dựng những “vùng xanh” nông nghiệp an toàn, bảo đảm mục tiêu vừa duy trì sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong tỉnh, các địa phương trong cả nước và xuất khẩu, vừa bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch. Việc quản lý chặt chẽ lực lượng shipper của các doanh nghiệp, siêu thị, kênh hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... sẽ giải quyết được bài toán không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trong từng vùng, từng địa phương.

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.