Nghịch lý giá heo hơi giảm, giá thịt heo cao: Phải cân đối lợi nhuận giữa các khâu

Ngành chăn nuôi chưa thể bỏ qua nhóm nông hộ vì đây là phương thức giúp bà con, nhất là lao động lớn tuổi ở nông thôn có thêm thu nhập. Tuy nhiên, trình độ và năng lực sản xuất của nông hộ là điều đáng ngại.

Giá heo hơi thấp, người chăn nuôi trầy trật

Tại diễn đàn trực tuyến kết nối giao thương về sản phẩm chăn nuôi do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 30/10, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, ngành chăn nuôi chưa thể bỏ qua nhóm nông hộ.

base64-16355816149791830372197.png

Một hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Chăn nuôi nông hộ vẫn là phương thức giúp bà con, nhất là lao động lớn tuổi ở nông thôn có thêm thu nhập.

Tuy nhiên, trình độ và năng lực sản xuất của nông hộ là điều đáng ngại.Ông Công dẫn chứng báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty chăn nuôi CP đạt lợi nhuận gần 1 tỷ USD.

Các công ty chăn nuôi nói chung đang làm rất tốt trong chuỗi khép kín của mình. Ngược lại, chăn nuôi nông hộ vẫn triền miên trầy trật với bài toán kinh doanh.

Năng suất của chăn nuôi từ nông hộ cũng rất thấp. Heo nái từ công ty có thể sinh 26 con heo con mỗi lứa nhưng heo nái của nông hộ chỉ sinh được 12 con.

Thời gian qua, Bộ NNPTNT đã làm rất tốt việc phát triển chăn nuôi, quản lý dịch bệnh. "Tuy nhiên, khâu tiêu thụ vẫn cần thêm sự cuộc của Bộ Công Thương, giúp kích hoạt thêm các kênh phân phối ra thị trường", ông Công đề nghị.

base64-163558165206093030988.png

Heo thịt từ Đồng Nai được đưa lên xe để vận chuyển về TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Ảnh: Phan Anh

Còn theo GS. Lã Văn Kính - Phó Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong chuỗi sản xuất hiện nay, người chăn nuôi yếu thế và dễ bị tổn thương nhất.

Theo phân tích của GS. Lã Văn Kính, sự phân bổ lợi ích trong chuỗi sản xuất chăn nuôi hiện nay rất bất hợp lý.

Cụ thể, đầu vào của người chăn nuôi do người bán quyết định. Công ty thức ăn chăn nuôi quyết định giá thức ăn chăn nuôi. Công ty thuốc thú y thì quyết định giá thuốc thú y và vaccine. Còn đầu ra của người chăn nuôi lại do người mua.

Trong khi đó, người nuôi cũng chỉ mong muốn giá bán đầu ra đảm bảo đủ để trả chi phí đầu vào.

Thế nhưng trong khi giá heo hơi đang rất rẻ thì giá thịt heo thành phẩm ngoài thị trường lại rất cao.

Giá heo hơi thấp dưới giá thành, doanh nghiệp chăn nuôi heo cũng thua lỗ

 GS. Kính đề nghị các cơ quan chức năng cần cân đối lợi nhuận cho các khâu tham gia vào chuỗi sản xuất chăn nuôi.

GS. Kính dẫn chứng ví dụ ở Đài Loan, giá thức ăn chăn nuôi không phải do các công ty tự quyết mà còn có sự kiểm soát của cơ quan quản lý.

Nếu muốn tăng giá, các công ty phải xin phép và chứng minh được giá đầu vào, chi phí tăng mới phải điều chỉnh giá. Và khi được cơ quan quản lý cho phép, họ mới được tăng giá bán sản phẩm.

Giá thành chăn nuôi ở Việt Nam vẫn còn cao so với thế giới. Điều đó cho thấy ứng dụng công nghệ vào sản xuất chưa được nhiều.

base64-1635581681948468863597.png

Người tiêu dùng mua thịt heo trong siêu thị ở TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Đại diện khối doanh nghiệp, ông Lê Thanh Phương - Giám đốc Công ty TNHH Emivest Việt Nam (Bình Dương) cho biết, hiện giá heo hơi đang thấp hơn giá thành khoảng 20.000 đồng/kg.

Những doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi khép kín như Emivest với hệ thống sản xuất cám, thuốc thú ý, giống gà, heo cũng đang rơi vào tình thế khó khăn.

Mỗi ngày, Công ty Emivest cung cấp ra thị trường 2.000 con heo. "Giá bán heo hơi và các sản phẩm chăn nuôi khác thấp hơn giá thành, nghĩa là doanh nghiệp đang chịu tổn thất nặng nề", ông Phương nói.

Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, thời gian quá giá xuất chuồng giảm là nhu cầu tiêu thụ ở các địa phương giảm mạnh, lượng heo ứ đọng lại trong chuồng.

Còn giá thành phẩm tại siêu thị tăng cao bao gồm nguyên nhân. "Trong đó có khó khăn và phát sinh chi phí trong khâu vận chuyển", ông Trọng giải thích.

base64-1635581712250515757398.png


Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến (giữa) chủ trì Diễn đàn trực tuyến kết nối giao thương về sản phẩm chăn nuôi tổ chức sáng 30/10. Ảnh: NNVN.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, chỉ còn 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán.

Đây là thời điểm nhu cầu về lương thực, thực phẩm thường tăng khoảng 10-15%. Việc đảm bảo nguồn cung các sản phẩm chăn nuôi cuối năm, trong đó có thịt heo là rất cần thiết.

Thứ trưởng Tiến cho rằng, nhiệm vụ trước mắt của ngành chăn nuôi là tập trung vận động tái đàn, khi các tỉnh, thành mở cửa trở lại sau giãn cách.

Với độ bao phủ tiêm phòng vaccine trên cả nước, Thứ trưởng Tiến tin tưởng ngành chăn nuôi sẽ sớm phục hồi khâu tiêu thụ.

Bộ NNPTNT cũng đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp các địa phương dự báo nhu cầu sản lượng thị trường đến cuối năm. Đồng thời tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi.

Ngành chăn nuôi phải tập trung giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp cả trước mắt lẫn lâu dài.

Chi phí thức ăn chăn nuôi chi phối khoảng 65 – 70% giá thành sản xuất. Vì thế, không giải quyết được vấn đề giá thức ăn chăn nuôi thì rất khó giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh.

Muốn phát triển quy mô chăn nuôi bền vững thì xu thế chuỗi khép kín là không thể đảo ngược được.

"Giá thịt heo ảnh hưởng vào rổ hàng hóa CPI rất lớn. Đó là lý do, ngành nông nghiệp cần tập trung trí tuệ, nguồn lực để đảm bảo nguồn cung chăn nuôi, đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

 

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.