Người nuôi bồ câu chật vật tìm đầu ra

Dễ nuôi, năng suất cao, nuôi chim bồ câu Pháp đã mở ra cho người dân ở huyện Phú Lương hướng làm kinh tế mới. Nhưng thời gian qua, việc tiêu thụ khó khăn...

Tiếp cận nuôi bồ câu công nghiệp
Thành lập từ tháng 3/2020, HTX Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Phú Lương (xóm Ao Sen, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) có 7 thành viên. Sản phẩm chính của HTX là chim bồ câu Pháp thương phẩm với tổng đàn khoảng 8.000 đôi chim bố mẹ, trung bình xuất ra thị trường khoảng 6.000 con chim thương phẩm/tháng. 

 Được huyện quan tâm hỗ trợ số kinh phí trên 370 triệu đồng và có sự đồng hành của Phòng NN-PTNT huyện nên ngay từ khi bắt đầu thành lập HTX, các hộ thành viên đã có hướng đi khá bài bản từ khâu chọn giống, chăm sóc thú y, xây dựng website quảng bá sản phẩm và tem, mã vạch truy xuất nguồn gốc.

1-1608_20210927_609-164207.jpeg

Kiên trì sản xuất an toàn là định hướng hoạt động của HTX Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Phú Lương. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nhờ vậy, sản phẩm chim bồ câu mang nhãn hiệu “HTX Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Phú Lương” được chứng nhận sản xuất an toàn đã nhanh chóng tạo được uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài huyện.

Anh Hoàng Anh Tuấn, 36 tuổi, dân tộc Tày, Giám đốc HTX cho biết, bà con miền núi quen với cuộc sống tự cung tự cấp, hầu như gia đình nào cũng chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm để phục vụ bữa ăn hàng ngày.

Vì thế, chim bồ câu cũng đã được nuôi tại địa phương từ nhiều năm nay nhưng chỉ với mục đích cải thiện chứ ít khi đem bán. Từ năm 2018, nhận thấy thị trường có nhu cầu về chim bồ câu thịt, gia đình anh và một số hộ đã đầu tư tăng đàn.

Để đảm bảo đầu ra, kiểm soát được an toàn thực phẩm, HTX đã xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.

Sản phẩm của HTX đã được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, có đầy đủ thủ tục đăng ký, tem nhãn và đeo vòng truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nên được các đối tác tin tưởng, lựa chọn.

Để đảm bảo chất lượng và giữ mối liên kết, HTX luôn tuân thủ các quy định về an toàn trong chăn nuôi, đảm bảo chuồng trại thông thoáng, có lịch phun khử trùng khu vực chăn nuôi hằng tuần, tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi để phòng bệnh...

HTX cũng cam kết, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, đồng thời tổ chức tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật cho các thành viên để chăn nuôi đảm bảo chất lượng.

Đầu tư trên 1,3 tỷ đồng cho mô hình nuôi chim bồ câu an toàn, gia đình anh Tuấn luôn duy trì tổng đàn 2.000 đôi bố mẹ, mỗi tháng xuất bán trên 1.200 đôi chim thịt. Năm đầu tiên nuôi, mỗi tháng anh lãi ròng từ 40 - 50 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động hàng ngày với mức thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng.

Tính chung, sản lượng chim thương phẩm của cả 7 hộ thành viên xuất bán ra thị trường khoảng 40.000 con/năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Ông Hoàng Văn Nhân, thành viên HTX chia sẻ, sau khi tham gia HTX, anh được đi tham quan, chia sẻ kinh nghiệm với các hộ nuôi chim bồ câu trong và ngoài tỉnh. Đến nay, anh và các thành viên đã nắm rõ kỹ thuật chăn nuôi và nhân rộng đàn chim bồ câu của gia đình lên 800 đôi chim bố mẹ.

Cũng từ khi tham gia vào HTX, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn. Các thành viên trong HTX kiên trì sản xuất an toàn để xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm của HTX...
Khó tiêu thụ vì dịch Covid

Khẳng định hiệu quả của mô hình chim bồ câu an toàn, các hộ thành viên HTX đều cho rằng giống chim bồ câu Pháp thuộc loại dễ nuôi, thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng cũng nặng hơn các giống chim bồ câu bình thường.

Khả năng sinh sản của giống chim bồ câu Pháp rất đều và cao. Mỗi con mái sau 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 10 - 15 ngày thì đẻ lứa tiếp theo, trung bình mỗi cặp chim giống đẻ từ 8 - 12 lứa/năm. Sau khi ấp 16 - 18 ngày sẽ nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, đến ngày thứ 30, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm.

3-1609_20210927_432-164209.jpeg

HTX đã áp dụng nhiều phương pháp chế biến thành sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường nhằm để giải bài toán đầu ra. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Tuy nhiên, nuôi bồ câu đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, nhất là việc thiết kế chuồng trại và đảm bảo chế độ 2 bữa ăn/ngày đầy đủ dinh dưỡng để chim sinh sản đều đặn và lớn nhanh. Đây cũng là loài ưa sạch sẽ nên phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, tiêm thêm thuốc phòng bệnh, thuốc bổ đúng định kỳ.

Nếu như nuôi với số lượng ít thì chim non được bố mẹ chăm sóc từ khi nở cho đến khi xuất bán, nhưng do nuôi quy mô hàng hóa, chim non từ 12 ngày tuổi đã được tách nhốt riêng để cho “ăn bộ” do người bón trực tiếp, với mục đích tăng cường dinh dưỡng để khỏe khoắn và phát triển nhanh, trong khi đó chim bố mẹ được nghỉ ngơi lấy sức cho lứa chim sau.

Thức ăn nuôi chim bồ câu có thành phần chủ yếu là ngô và lúa mạch nên chất lượng thịt rất chắc, ngọt. Nhờ vậy, năm 2020, HTX đã ký hợp đồng với một số nhà hàng, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn tỉnh và một số địa phương lân cận như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh…

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ bị chậm lại, giá bán sản phẩm giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng gây khó khăn cho hoạt động của HTX.

Anh Hoàng Anh Tuấn cho biết, năm ngoái giá chim thịt từ 130.000 đồng/đôi, trọng lượng khoảng 0,6 kg đã làm sạch, thì năm nay giảm xuống chỉ còn 110.000 đồng, trong khi trọng lượng lên tới trên 0,8kg. Tiêu thụ khó kéo theo thời gian chăn nuôi dài, chi phí thức ăn và nhân công đều tăng, chim to hơn mà giá thành lại giảm nên chỉ người mua là được lợi.

Trong thời gian này, do các nhà hàng không hoạt động, HTX chủ yếu tiêu thụ qua bán lẻ, tích cực lan toả thông tin về sản phẩm trên các trang mạng xã hội, đưa đến tận địa chỉ khách hàng dù chỉ đặt số lượng 01 đôi.

Anh Tuấn chia sẻ: Do trước đây chim bồ câu quý hiếm, chỉ được dùng trong những dịp đặc biệt hoặc để bồi dưỡng cho người già, trẻ em nên người dân chưa hình thành thói quen dùng thịt chim bồ câu trong bữa ăn hàng ngày.

"Bằng việc đưa sản phẩm đến tận mỗi gia đình, chúng tôi nghĩ với những ưu điểm như giá thành hợp lý, chất lượng tốt, dễ chế biến thành các món ăn ngon, thịt chim bồ câu sẽ sớm trở thành món ăn được yêu thích, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của mọi nhà.

Hiện tại, HTX đang tổ chức lại quy mô sản xuất, nỗ lực duy trì chăn nuôi, tạo ra sản phẩm chất lượng để khẳng định chỗ đứng trên thị trường", anh Tuấn cho biết thêm.

 

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.