Người nuôi hàu ở Vũng Tàu khốn đốn

Hàu Thái Bình Dương nuôi ở cửa biển không có người mua, rớt giá do nhà hàng tại địa phương và các tỉnh đóng cửa phòng chống Covid-19.

Sau bữa trưa vội một ngày giữa tháng 6, ông Nguyễn Văn Nhất (53 tuổi, ở phường 12, TP Vũng Tàu) lái thuyền chở gần chục nhân công chạy ra khu vực bè gần một hecta mặt nước gỡ hàu để chúng không bị rụng xuống đáy sông. Hàng chục tấn hàu Thái Bình Dương sau khi thu hoạch không bán được, ông cho vào hơn 200 chiếc vỉ, buộc dây bốn góc, rồi treo lơ lửng trên bè hơn một tháng nay.

Ông Nhất nuôi hàu Thái Bình Dương bảy năm nay, bằng cách sử dụng vỏ hàu truyền thống đục lỗ, xâu thành từng dây, nuôi cấy giống rồi đưa ra treo trên các bè, cách nuôi này ít gây rủi ro về môi trường.

hau-thai-binh-duong-3-3883-1624014573.jpg

Người làm công cho ông Nhất kéo dây hàu Thái Bình Dương nuôi 5 tháng lên khỏi giàn. Ảnh: Trường Hà.

Hàu nuôi từ tháng thứ tư, ông bắt đầu xuất bán giá dao động 20.000 – 25.000 đồng mỗi kg, mỗi năm đem về thu nhập 2 tỷ đồng sau khi trừ đi hết chi phí. Thị trường của loại hàu này là các nhà hàng Vũng Tàu, TP HCM, Nha Trang và Đà Nẵng. "Thua rồi, đầu ra quá khó và giá liên tục sụt giảm sâu từ đầu năm tới nay", ông Nhất nói và cho biết, mọi năm con hàu nuôi không kịp lớn để bán.

Ước tính tồn đọng chừng 50 tấn hàu, ông Nhất cầu cứu "mối ruột" nhưng lực bất tòng tâm. "Đường cùng là bán tháo 3.000 đồng một kg để người ta chở ra Nha Trang cho tôm hùm ăn. Khi đó tôi ước chừng bị lỗ 1,5 tỷ đồng, trong đó 500 triệu tiền giống, giá thể và số còn lại là tiền nhân công chưa kể các khoản đầu tư, khấu hao khác", ông nhẩm tính. Hiện tại ông Nhất vẫn duy trì công việc cho 10 người, không giảm lương 7-10 triệu đồng mỗi tháng, tùy vào năng lực của họ.

Cách đó hơn 10 km, xã đảo Long Sơn - nơi nuôi cá biển, hàu Thái Bình Dương lớn nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng trăm hộ nuôi cá chim, bớp, mú và hàu. Bè của ông Nguyễn Văn Đẹt trên sông Chà Và có 8 lồng cá biển, với 4.000 con cá đã nuôi 10 tháng và 40.000 dây hàu Thái Bình Dương. Khoảng 3,5 tấn cá, 10 tấn hàu, ông không có cách nào bán được, trong khi chi phí tăng cao do cá lớn cần lượng thức năng nhiều hơn.

"Dù nuôi cầm chừng, tôi phải tốn 2 triệu đồng thức ăn mỗi ngày. Lứa nuôi này đội chi phí đến 700 triệu đồng", ông Đẹt nói và cho biết để có tiền nuôi cá, hàu ông phải vay mượn nhiều nơi, song tình cảnh hiện tại có thể đẩy ông vào cảnh nợ nần.

hau-thai-binh-duong-1-3500-1624014573.jpg

Ruột con hàu Thái Bình Dương đã quá thời gian nuôi nhưng chưa bán được. Ảnh: Trường Hà.

Ông Phan Văn Toàn, cán bộ phụ trách thủy sản xã Long Sơn cho biết, hàu Thái Bình Dương nuôi quá 6 tháng chất lượng thịt bắt đầu giảm sút và hàu chết dần hoặc rụng xuống đáy biển. Hiện tại phần lớn các hộ nuôi đã quá ngày thu hoạch. "Cá, hàu tồn quá lớn, trong khi hàng quán đóng cửa dài hạn, bà con nuôi trồng khó lòng bán được hàng trong thời gian tới", ông Toàn nói.

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, toàn tỉnh có 574 hộ nuôi cá, hàu trên bè trên các sông Chà Và, sông Dinh và sông Mỏ Nhát và hiện tồn đọng hơn 1.490 tấn hàu, 220 tấn cá, 12 tấn tôm hùm tre. Giá cá chim, bớp, mú bán lẻ dao động 110.000 - 200.000 đồng một kg (trước dịch khoảng 130.000 -250.000 đồng mỗi kg); hàu Thái Bình Dương giá 13.000 -15.000 đồng mỗi kg (giảm 7.000 -10.000 đồng mỗi kg).

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kêu gọi các cơ quan, ban ngành, đơn vị trong tỉnh tiêu thụ cá, hàu giúp người dân. Bà Nguyễn Lê Yến Hà, Phó chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đơn vị được giao làm đầu mối hỗ trợ cho biết, đang bán hàu Thái Bình Dương giúp người dân với giá 16.000 đồng mỗi kg, các loại cá 82.000 -122.000 đồng mỗi kg, đã bao gồm chi phí vận chuyển.

hau-thai-binh-duong-5640-1624014573.jpg

Bè nuôi hàu, cá trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu. Ảnh: Trường Hà.

"Những đơn hàng nhỏ lẻ chúng tôi nhận và hỗ trợ giao hàng hoặc người dân chở đến điểm tập kết. Riêng những người mua số lượng lớn, ngoại tỉnh, chúng tôi sẽ giới thiệu trực tiếp đến những bè cần bán", bà Hà nói và cho biết, sau hai ngày Chi cục bán được hơn 2 tấn hàu và hàng trăm kg cá các loại.

 

Nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-nuoi-hau-o-vung-tau-khon-don-4296371.html

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.