Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên trắng tay sau thiên tai bất thường

Đợt thiên tai bất thường vào ngày 31/3 vừa qua gây hư hỏng hàng ngàn lồng nuôi tôm hùm của ngư dân huyện Tuy An, hàng trăm hộ dân lâm cảnh trắng tay. Chính quyền tỉnh Phú Yên đã yêu cầu huyện Tuy An và các sở, ngành thống kê thiệt hại, có hướng hỗ trợ

Đã hơn 1 tuần sau đợt mưa lớn kèm gió lốc bất thường, hơn 100 hộ dân nuôi tôm hùm ươm tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An vẫn chưa hết bàng hoàng, bỗng chốc trắng tay. Những ngày qua, ông Lê Văn Hòa, ở thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An cố gắng dùng ghe mang thức ăn cho số tôm hùm ươm còn sống sót với mong muốn vớt vát tiền vốn đầu tư lứa tôm này.

Vụ này, vay ngân hàng và mượn bạn bè gần 900 triệu đồng để mua 8.800 con tôm hùm giống về thả ở trong 33 lồng nuôi. Ông Hòa tính toán, nếu tôm phát triển tốt, sau một tháng ươm nuôi, toàn bộ số tôm trên sẽ bán được gần 1,4 tỷ đồng. Thế nhưng, trận lốc xoáy và sóng biển lớn vào sáng ngày 31/3 vừa qua đã đánh hư hỏng toàn bộ lồng nuôi tôm của ông.

tom1.jpg

Ngư dân kiểm tra khu vực nuôi tôm hùm.

Theo ông Lê Văn Hòa, đây là trận thiên tai bất thường nhất trong 20 năm trở lại đây: “Tự dưng có gió chướng từ ngoài khơi thổi vào khiến người dân bất ngờ trở tay không kịp, của cải mất, trắng tay hết. Như tôi nuôi 8.800 con bây giờ chỉ còn 1.200 con tôm thôi. Bây giờ trắng tay hết, không còn một cái gì. Mong muốn Nhà nước giúp số vốn để mình làm lồng bè lại”.

Đợt thiên tai bất thường làm chìm và hư hỏng hơn 2.400 lồng nuôi với 790.000 con tôm hùm huyện Tuy An, tổng thiệt hại khoảng 140 tỷ đồng, trong đó, xã An Hòa Hải bị thiệt hại nặng nhất với 2.000 lồng. Khu vực nuôi tôm hùm ươm bị thiệt hại vừa qua ở xã An Hòa Hải thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

 Hiện, địa phương cử 2 tổ công tác phối hợp với UBND huyện Tuy An thống kê thiệt hại của từng hộ dân để đề xuất phương án hỗ trợ bà con. Ông Huỳnh Ngọc Hân, Bí thư Đảng ủy xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cho biết, hầu hết lồng nuôi tôm hùm của người dân hiện nay hư hỏng và khó sử dụng lại được. Hiện, sóng biển còn lớn nên việc thống kê thiệt hại đang gặp nhiều khó khăn.

“Các lồng bè va chạm vào nhau, việc phân biệt lồng bè cá nhân khó khăn. Qua đợt gió lần này thì có kiểm tra xác định số lượng còn lại để có kế hoạch khắc phục tái sản xuất. Số lượng thiệt hại của nhiều hộ gia đình là rất lớn. Có hộ thì nuôi vài chục nghìn con nên nguồn vốn đầu tư vào khá lớn, bị thiệt hại rất nhiều. Nguồn vốn này hầu hết là vay từ các ngân hàng, chính vì thế khó khăn về kinh phí để bà con tái sản xuất” - ông Hân nói.

tom2.jpg


Lồng nuôi tôm hùm ở khu vực Hòn Yến bị sóng đánh dạt vào bờ.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đang làm việc với các ngân hàng để có hướng khoanh nợ, tái cấu trúc nợ để người dân tiếp tục sản xuất và có điều kiện trả nợ ngân hàng. Sắp tới ngành nông nghiệp tỉnh này sẽ rà soát vùng nuôi tôm hùm ươm, đồng thời, khuyến cáo người dân giãn mật độ nuôi nhằm hạn chế thiệt hại nặng khi xảy ra thiên tai.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, ngành sẽ vận động người dân thay thế các loại vật liệu làm bè nuôi tôm an toàn hơn.

“Tỉnh Phú Yên đang chỉ đạo xây dựng một chính sách để hỗ trợ cho những người chuyển đổi từ nuôi bằng lồng thủ công chuyển qua nuôi bằng lồng HDPE. Cũng kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất trong nước giảm giá thành xuống để cho người dân tiếp cận được. Cũng đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét cho vay để người nuôi làm các lồng vật liệu mới. Từng bước đưa ra vùng biển xa hơn, theo hướng nuôi công nghiệp. Đảm bảo đến mùa mưa bão mình có biện pháp neo, chằn, hạ lồng, đánh chìm lồng” - ông Phương cho biết./.

 

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.