Người trồng hoa trả ruộng, “dè chừng” trước vụ Tết

Lo ngại đầu ra sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều nông dân trồng hoa ở Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) năm nay đã phải trả lại ruộng, giảm diện tích gieo trồng vụ Tết 2022.

Vừa trồng vừa lo

Theo ghi nhận của Lao Động, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều hộ dân trồng hoa ở Tây Tựu mấy tháng nay đã phải trả lại ruộng, cắt bỏ nhiều lứa hoa vì không bán được. Các hoạt động lễ hội tạm dừng, đình chùa, chợ đầu mối đóng cửa triền miên khiến giá hoa tại đây tụt thê thảm, thậm chí phải đổ bỏ đầy đồng. 

258702953_3895947695-01.jpg

 

Nhiều hộ dân trồng hoa ở Tây Tựu mấy tháng nay đã phải trả lại ruộng, cắt bỏ nhiều lứa hoa vì không bán được. Ảnh: Lan Nhi

Ra ruộng cấy hoa từ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Trúc (sinh năm 1970, Tây Tựu) cho rằng những tháng vừa qua giá hoa tại đây giảm mạnh khoảng 50 - 70%. Bình thường hoa cúc, đồng tiền có giá 150.000 đồng/bó 50 cành nhưng giờ chỉ còn khoảng 50.000 đồng mà cũng rất khó bán.

Bà Trúc chia sẻ: "Mấy vụ vừa qua chúng tôi trồng gần như không thu hồi lại được vốn. Năm nay gia đình tôi chỉ trồng 1 sào hoa cúc và một mẫu hoa hồng ở xã bên. Cả năm chỉ trông chờ vào vụ Tết nhưng giờ nhiều nhà vườn tại đây cũng nản, không dám thuê thêm người làm. Họ phải chuyển đổi giống cây trồng, trả lại ruộng thuê và thu hẹp diện tích".

258631692_3275952587.jpg

Để tháo gỡ khó khăn trước mắt, nhiều hộ dân trồng hoa ở Tây Tựu buộc phải trả lại ruộng thuê, chuyển sang trồng hoa, các loại rau ngắn ngày. Ảnh: Lan Nhi

Đang chuẩn bị làm đất, lên luống cho vụ hoa mới, ông Nguyễn Khắc Tín (sinh năm 1970, phường Tây Tựu) cho biết năm nay chật vật lắm mới thu hồi được tiền vốn. Để tháo gỡ khó khăn trước mắt, nhiều hộ dân trồng hoa ở Tây Tựu như ông Tín buộc phải trả lại ruộng thuê hoặc chuyển sang trồng hoa, trồng rau ngắn ngày.

Mong dịch chóng qua

Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều người trồng hoa ở Tây Tựu đều có tâm lý lo lắng chung. Nhiều hộ gia đình đã phải cắt bỏ nhiều lứa hoa vì không tìm được thị trường tiêu thụ để tiến hành làm đất, gieo trồng luống mới cho vụ Tết.

Ông Tuấn (sinh năm 1960, phường Tây Tựu) tâm sự: "Đầu ra không ổn định, giá cả lại rẻ nên tất cả những người làm nghề trồng hoa tại đây đều lo lắng chứ không riêng một ai. Người dân ở đây chỉ mong mấy tháng cuối năm tình hình ổn định để cứu vãn, thu đủ tiền giống chứ không dám nghĩ đến lời lãi và các khoản chi phí thêm như phân bón, nhân công, điện thắp sáng..."

258718218_3206366495.jpg

 Nhiều ruộng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm dọc theo tuyến đường Trung Tựu (phường Tây Tựu). Ảnh: Lan Nhi

Cũng theo các chủ vườn tại đây, thiệt hại nặng nề nhất trong thời điểm này chính là người dân có ruộng hoa trồng dài ngày như hoa ly, hoa cúc, thược dược đang bung nở.

Những loại hoa mang tính thời vụ như cúc hoạ mi thì vẫn bán nhỏ giọt đều đặn. Theo nguyện vọng của các chủ vườn, dù phải thu hẹp diện tích nhưng hầu hết người dân ở đây cũng mong rằng giá cả hoa tươi trong dịp Tết ổn định để họ có đủ vốn, tiếp tục gieo trồng vụ mới.

258854567_5948150119.jpg

Người dân mong rằng giá cả hoa tươi trong vụ Tết ổn định để họ có đủ vốn, tiếp tục gieo trồng các luống mới. Ảnh: Lan Nhi

Ông Nguyễn Duy (sinh năm 1960, phường Tây Tựu) cũng trăn trở: “Nhiều năm trước, thời điểm này các đầu mối thân quen đã gọi điện đặt hàng tới tấp. Xe tải chở hàng đã ra vào nườm nượp để vận chuyển  hoa tươi phân phối đi các tỉnh thành lân cận. Thế nhưng năm nay cả ngày tôi đếm chỉ có vài xe vào thu mua với số lượng ít". 

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Khắc Tuấn - Tổ trưởng tổ dân phố 12 (phường Tây Tựu) cho biết: Nhiều tháng nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nhiều hộ dân trồng hoa tại đây phải đổ bỏ, rất lãng phí. Gặp khó khăn, không thu hồi được vốn nên nhiều hộ dân trồng hoa đã phải thu hẹp diện tích, trả lại ruộng thuê vì lo lắng đầu ra và thị trường tiêu thụ. 

Theo ông Tuấn, hiện tại trên địa bàn có khoảng 500 hộ, trong đó có khoảng 390 hộ chuyên trồng hoa, rau màu. Giá hoa ở đây giảm mạnh, đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế chung. Người dân ở đây chỉ mong những tháng cuối năm dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để họ có thể an tâm làm ăn, ổn định cuộc sống.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.