Nhiều giải pháp phát triển hồ tiêu Chư Sê bền vững
Để cây hồ tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, ngành nông nghiệp địa phương này đã đưa ra nhiều giải pháp.
Trồng tiêu theo hướng hữu cơ đang được nhiều người dân huyện Chư Sê hướng đến.
Nhiều mô hình sản xuất bền vững
Sau thời gian dài cây hồ tiêu trở thành nỗi ám ảnh của người dân Chư Sê khi giá giảm sâu, thì nay hồ tiêu đã có dấu hiệu khởi sắc với mức giá trên 80.000 đồng/kg và duy trì ổn định trong thời gian dài. Theo dự báo, đến cuối năm nay và các năm tiếp theo, giá cả sẽ tốt dần lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 - 100.000 đồng/kg.
Chính điều này đã thôi thúc người dân Chư Sê gây dựng lại cây hồ tiêu với kỳ vọng trở lại thời “hoàng kim” sau nhiều năm bỏ bê. Để tránh đi vào vết xe đổ khi đầu tư ồ ạt, người dân đã cẩn trọng hơn cẩn trọng hơn với việc đầu tư vừa phải, đồng thời trồng theo hướng hữu cơ để phát triển bền vững.
Nhiều người dân đang phục hồi lại vườn tiêu sau nhiều năm bỏ bê.
Là một trong những hộ gia đình tiên phong trồng tiêu theo hướng hữu cơ, gia đình anh Lê Hùng Huấn (thôn 7, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, Gia Lai) hiện đã có 8 ha trồng tiêu, trong đó có 3 ha trồng mới và 5 ha đang bước vào giai đoạn kinh doanh.
Nếu như cả vùng “thủ phủ hồ tiêu” ở huyện Chư Sê, Chư Pưh một thời mắc bệnh và chết khô, thì vườn của anh Huấn vẫn xanh tốt và cho năng suất ổn định.
Để có được thành công này là nhờ ngay từ đầu, anh đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đặc biệt chú trọng chăm sóc vườn tiêu theo hướng hữu cơ bền vững.
Một trong những biện pháp được anh Huấn áp dụng, đó là việc để cỏ dưới gốc hồ tiêu. Trong khi hầu hết những vườn tiêu khác đều được làm sạch cỏ dưới gốc thì vườn tiêu của anh lại để cho cỏ xanh tốt khắp vườn cây.
Theo anh Huấn, để cỏ dưới gốc sẽ giảm được công chăm sóc rất nhiều. Khi thấy cỏ mọc cao, chỉ cần lấy máy ra cắt phần trên, để lại khoảng 10cm dưới gốc, mỗi năm chỉ cần làm vài lần như vậy. “Lợi ích của cỏ mang lại là vào mùa mưa để chống úng, mùa nắng thì làm cho mát đất, giúp cây tiêu sinh trưởng tốt bền vững. Những phần cỏ cắt xuống thì nó lại tạo thành phân hữu cơ”, anh Huấn chia sẻ.
Ngoài ra, anh Huấn còn rất coi trọng việc hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, gần như chỉ sử dụng phân bón hữu cơ.
Bên cạnh việc trồng tiêu theo hướng hữu cơ, nhiều người dân cũng đã chọn hướng liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hướng bền vững. Thời gian qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Thịnh (OLAM) là đơn vị tiên phong triển khai mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu với mục tiêu đến hết năm 2022 có 400 nông hộ tham gia.
Tương tự, Tập đoàn Lộc Trời cũng đang triển khai kế hoạch liên kết sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu sạch với các hộ nông dân. Trước mắt, năm 2021 thành lập HTX hồ tiêu Chư Sê với diện tích liên kết là 50 ha, đến năm 2025 khoảng 1.000 ha.
Giá tiêu đang có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian qua.
Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu hồ tiêu Chư Sê
Ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Sê cho biết, hiện Chư Sê có tổng diện tích trồng hồ tiêu với gần 3.000ha, sản lượng trên 11.000 tấn/năm. Số hộ dân tham gia sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện là 5.454 hộ. Toàn huyện có 34 cơ sở kinh doanh hồ tiêu, 95 cơ sở thu mua.
Ngoài ra trên địa bàn huyện có 4 tổ chức đang sản xuất sản phẩm của địa phương gồm: Công ty TNHH MTV An Thắng Gia Lai xã Ia Blang được cấp Giấy chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm hồ tiêu, diện tích 5,7 ha, sản lượng 35 tấn/năm; HTX Hoài Trương, xã Ia Blang; HTX Ia Ring xã Ia Tiêm và hộ kinh doanh Trúc Phùng xã Ia Pal.
Riêng sản phẩm tiêu đen hạt, tiêu trắng hạt An Thắng của Công ty TNHH MTV AN Thắng Gia Lai đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.
Hiện nay 85% diện tích hồ tiêu của huyện Chư Sê được sử dụng giống tiêu Vĩnh Linh.
Về cơ cấu giống, hiện giống tiêu Vĩnh Linh chiếm khoảng 85%, diện tích toàn huyện, còn lại là các giống Lộc Ninh, Phú Quốc, Ấn Độ, Srilanca...
Ông Nguyễn Văn Hợp cho biết, việc phát triển quảng bá thương hiệu hồ tiêu Chư Sê được UBND huyện và ngành nông nghiệp hết sức quan tâm. Hiện đã có 2 đơn vị sử dụng nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Chư Sê gắn lên bao bì sản phẩm, thành phẩm là HTX hữu cơ an toàn FAOS và hộ kinh doanh Trúc Phùng.
Bên cạnh đó, sản phẩm hồ tiêu Chư Sê đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu tập thể số 86.138 tại Quyết định số 11.035/QĐ-SHTT ngày 14/8/2007, ghi nhận sự bảo hộ cho Hồ tiêu Chư Sê.
“Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê đã đăng ký thương hiệu ra 8 nước, trong đó có 7 nước bao gồm Đức, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Lucxembourg, Trung Quốc và Singapore đến nay đã xong bảo hộ thương hiệu và đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ, còn một nước là Ấn Độ về thủ tục đã xong cơ bản và đang chờ cấp giấy chứng nhận bảo hộ”, ông Hợp cho biết.
Đồng thời, thời gian qua huyện Chư Sê đã tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý Chư Sê đối với sản phẩm hồ tiêu. Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 1398/QĐ-SHTT ngày 12/5/2021 về việc chấp nhận đơn hợp lệ đối với đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu. Hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định và chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu.
Ngành nông nghiệp huyện Chư Sê đang đẩy mạnh quảng bá thương hiệu hồ tiêu Chư Sê sau khi được công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
“Sau khi sản phẩm hồ tiêu Chư Sê được công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn tham mưu UBND huyện công bố quyết định và chứng nhận chỉ dẫn địa lý, kế hoạch phát triển sản xuất, thương mại cho sản phẩm hồ tiêu Chư Sê.
Đồng thời ban hành các quy chế, quy tắc sử dụng chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu như: Quy chế cấp và quản lý việc sử dụng tem nhãn, bao bì mang chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu; Quy chế trao quyền chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu; Quy chế quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu; Điều kiện để sử dụng chỉ dẫn địa lý Chư Sê cho sản phẩm hồ tiêu; Quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm hồ tiêu mang chỉ dẫn địa lý”, Ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Sê.
Nhiều giải pháp phát triển bền vững hồ tiêu Chư Sê
Để phát triển diện tích hồ tiêu ổn định, bền vững trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện Chư Sê sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân không phát triển cây hồ tiêu ngoài kế hoạch tái cơ cấu, tuyệt đối không trồng tiêu trên các chân đất không phù hợp.
Tăng cường công tác tuyên tuyên, tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững; đặc biệt là khâu chọn giống tốt, sạch bệnh, chọn đất phù hợp, khử trùng đất, đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị gắn với thương hiệu.
Hướng dẫn nông dân sử dụng giống hồ tiêu sạch bệnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương để sản xuất; sử dụng phân bón theo hướng cân bằng dinh dưỡng, ứng dụng công nghệ sinh học để phòng trừ sâu, tuyến trùng, bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu; sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, trồng cây choái sống, cây che bóng, chắn gió; giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ, không phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. Mở rộng sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, Oganic, Rainforest Alliance...
Ngành nông nghiệp huyện Chư Sê đưa ra nhiều giải pháp để phát triển hồ tiêu bền vững.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp khác; xử lý nghiêm khắc vi phạm theo đúng quy định pháp luật; ngăn chặn kịp thời, tuyệt đối không để giống hồ tiêu kém chất lượng, nhiễm bệnh, vật tư nông nghiệp kém chất lượng đưa vào sản xuất gây thiệt hại cho nông dân.
Tổ chức lại sản xuất, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã hồ tiêu liên kết nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sạch gắn với xây dựng cánh đồng lớn sản xuất hồ tiêu: Triển khai kế hoạch liên kết với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Thịnh (OLAM); Tập đoàn Lộc Trời trong liên kết sản xuất hồ tiêu sạch.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho biết, đối với việc sản xuất hồ tiêu, các hộ gia đình cần có đủ điều kiện cơ bản gồm: Kiến thức về trồng hồ tiêu và nắm bắt thị trường kịp thời của ngành hàng hồ tiêu và khả năng đầu tư, chăm sóc hồ tiêu để trồng mới vườn tiêu cũng như tiếp tục chăm sóc vườn tiêu hiện có.
Theo đó, người dân cần nắm vững các yêu cầu cụ thể như sau: Không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết, đồng thời chọn đất phù hợp với sự phát triển của cây hồ tiêu và chọn giống tốt, nên trồng xen canh hơn là trồng thuần. Người dân cần trồng tiêu trên cây trụ sống, nên đắp mô ở gốc không nên tạo bồn. Ngoài ra, vườn tiêu không nên làm sạch cỏ, sử dụng công nghệ tưới phun mưa tại gốc hoặc tưới nhỏ giọt, chăm bón vườn tiêu theo hướng hữu cơ sinh học để vườn tiêu phát triển bền vững và ít bị sâu bệnh hại.
Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn
Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.
Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.
Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ
Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.
Ứng phó với giá phân bón tăng cao
Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.
Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá
Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.
Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.
Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp
Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.
Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng
Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài
Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.
Bình luận