Ninh Bình: Thành công từ chuyển đổi nuôi cua biển

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nông dân nuôi tôm ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chịu cảnh thua thiệt do con tôm khó tiêu thụ, giá giảm mạnh.

Tuy nhiên, với những người nuôi cua biển thì họ vẫn "sống khỏe" bởi cua thương phẩm đang tiêu thụ tốt, giá chỉ giảm nhẹ, bà con nhìn chung vẫn có lãi.

Giải thích vì sao cua biển không bị giảm giá sau như con tôm, chị Hân, một thương lái chuyên thu mua hải sản ở xã Kim Trung, huyện Kim Sơn cho biết: Thời gian gần đây, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ Ninh Bình đi các tỉnh ngoài, đặc biệt là Hà Nội gặp nhiều khó khăn, thời gian vận chuyển kéo dài. 

Trong khi đó, hải sản của Kim Sơn, phần lớn là đồ tươi sống, chưa qua chế biến nên yêu cầu điều kiện vận chuyển, bảo quản hết sức nghiêm ngặt.

cua.jpg

Người nuôi cua ở huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đóng gói cua trong thùng xốp để vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành khác.

Đặc biệt đối với con tôm, muốn giữ tươi thì phải có hệ thống xe lạnh, nước, phải kiểm soát được nhiệt độ, các chỉ số về mức amoniac, lượng oxy… cần thiết. 

Đây là những điều mà trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay thì khó có thể đáp ứng được. Do vậy, con tôm đang rất khó tiêu thụ, giá giảm mạnh vì không xuất đi tỉnh ngoài được. 

Với con cua thì khác, đây là đối tượng khỏe, có sức sống lâu bền, khi vận chuyển không cần có nước đi kèm nên cua là một trong những đối tượng hiếm hiếm hoi vẫn tiêu thụ tốt vào thời điểm dịch bệnh này.

"Mỗi ngày tôi vẫn xuất bán vài tạ cua đi các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, thậm chí gửi sang cả Trung Quốc"- chị Hân nói. 

Ông Đinh Xuân Hùng, nông dân xóm 4, xã Kim Trung chia sẻ: Ngoài nuôi tôm, làm ngao giống năm nay tôi còn đầu tư đi sâu vào con cua biển. Đây thực sự là điều may mắn, bởi nếu đổ hết vốn liếng vào con tôm thì vụ này tôi lỗ chắc vì giá tôm hiện đã giảm tới 25-30%. 

Riêng con cua mặc dù giá bán thấp hơn năm ngoái nhưng vẫn trên mức giá thành. Mặt khác đây là đối tượng nuôi ít chịu tác động của môi trường, rủi ro dịch bệnh thấp. 

"Như gia đình tôi, năm nay dự kiến sẽ thu hoạch 2 tấn cua, với giá bán 150-230 nghìn đồng/1kg cua thịt, 370-450 nghìn đồng/kg cua gạch, gia đình tôi thu lãi trên dưới 200 triệu đồng...", ông Hùng cho hay.

Trao đổi với ông Phạm Văn Kiệm, Giám đốc HTX thủy sản Kim Trung được biết: HTX Kim Trung hiện có khoảng 500 hộ nuôi cua, với tổng diện tích nuôi là trên 200 ha, bao gồm các hình thức nuôi quảng canh, nuôi thâm canh, nuôi xen ghép với các đối tượng thủy sản khác. 

Thời gian vừa qua, nhờ hiểu rõ được đặc tính của con cua cũng như tuân thủ các quy trình về kỹ thuật nuôi như kiểm soát lượng nước, PH, phèn, kiềm... nên quá trình nuôi đem lại giá trị kinh tế khá ổn định. 

Theo ngành chuyên môn, con cua biển rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. Đây là một đối tượng nuôi khá dễ tính, khả năng thích ứng tốt, ít bệnh. 

Phổ thức ăn của cua tương đối rộng và có thể tận dụng được các nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên như con ốc, con don, con dắt…, có thể nuôi ghép với các đối tượng nuôi khác. Hơn nữa, nuôi cua biển không cần đầu tư lớn, những hộ không có điều kiện cũng có thể nuôi được. 

Vì thế, thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành chuyên môn đã có nhiều hỗ trợ về giống, vốn, khoa học kỹ thuật để khuyến khích người dân huyện Kim Sơn phát triển nuôi cua biển. 

Cụ thể: thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua cho bà con; hướng dẫn bà con chuyển từ hình thức nuôi quảng canh, mật độ thấp sang nuôi thâm canh, ứng dụng các quy trình nuôi cua cải tiến để nâng sản lượng cua thương phẩm. 

Huyện Kim Sơn đang xây dựng các mô hình điểm để người dân tham quan, học tập. Địa phương khuyến khích các hộ cung ứng giống.

Sau khi lấy giống cua về thì các hộ ương dèo cua lên cỡ lớn hơn rồi mới cung cấp cho các hộ nuôi để tăng khả năng thích ứng của con cua với điều kiện tự nhiên trong vùng, tăng tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng của cua.

 

Nguồn: Theo báo Ninh Bình

Bình luận

Mít Thái 6.000 đồng/kg, chuối 5.000 đồng/kg: Giá rớt thảm, dân khốn đốn

Giá nhiều loại nông sản Việt giảm mạnh vẫn ế ẩm. Giá mít Thái, chuối chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Trong khi đó, sầu riêng Thái Lan có giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’.

Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra

Nhiều loại cây ăn quả đang vào vụ thu hoạch gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thụ sắp tới.

Giá xoài giảm mạnh, người trồng thua lỗ

Nhiều nhà vườn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang đứng ngồi không yên khi giá xoài xuống thấp nhưng không thể tiêu thụ.

Ứng phó với giá phân bón tăng cao

Giá phân bón trong nước liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp của người dân gặp khó khăn.

Sầu riêng giảm năng suất, chất lượng do hạn mặn, cháy lá

Do ảnh hưởng mặn từ những năm trước, cộng thêm bệnh cháy lá xảy ra nhiều khiến năng suất sầu riêng chính vụ năm nay ở Vĩnh Long giảm mạnh, giá bán cũng chỉ ở mức trung bình.

Trái cây được mùa, mất giá

Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.

Trái măng cụt đặc sản đầu mùa giá cao nhưng sản lượng thấp

Giá măng cụt đầu mùa hiện dao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến sớm, nhà vườn trồng măng cụt ở tỉnh Bình Dương lo thất thu vì sản lượng tụt giảm.

Nông dân "xanh mặt" vì giá thức ăn chăn nuôi lại sắp tăng

Mặc dù đã tăng giá 4 lần trong 4 tháng qua, nhưng dự báo giá thức ăn chăn nuôi sắp vào đợt tăng mới, khiến người nuôi "xanh mặt".

Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp

Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao.

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá do mưa kéo dài

Do mưa kéo dài liên tục trong những ngày qua đã khiến nhiều loại rau, củ tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận tăng cao, gần gấp đôi so với thời điểm lễ 30/4 vừa qua.